Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Phân biệt đau cách hồi do bệnh mạch máu với các trường hợp khác

Triệu chứng đau cách hồi (từng cơn) ở chân nếu bỏ qua hoặc điều trị nhầm lẫn có thể bỏ mất cơ hội điều trị và theo dõi bệnh mạch máu ở giai đoạn sớm, dẫn tới khả năng hoại tử, đoạn chi về sau.
Xem thêm:
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phi Long, Trưởng Phân khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cảnh báo về một số vấn đề liên quan đến bệnh xương khớp ở trẻ em và người lớn.
Tại các phòng khám xương khớp và mạch máu, khoảng hơn một nửa số bệnh nhân than phiền là triệu chứng xảy ra ở hai chân. Đây là nhóm triệu chứng rất thường gặp. Nguyên nhân gây ra có thể đa dạng: bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý thần kinh, bệnh lý mạch máu.
Trong số đó, đau cách hồi là triệu chứng thường dễ bị bỏ sót, hoặc có thể bị nhầm lẫn nếu như khai thác không đầy đủ. Nếu bỏ qua hoặc điều trị nhầm lẫn, bệnh nhân có thể bỏ mất cơ hội điều trị và theo dõi bệnh mạch máu ở giai đoạn sớm, hoặc có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về sau.
Đau cách hồi ở chân thường dễ bị bỏ sót, hoặc có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Ảnh minh họa: mentalfloss.com
Thực tế, gần như hầu hết bệnh nhân mạch máu đến khám và điều trị với các triệu chứng đã quá rõ ràng, nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn muộn, như đau chân dữ dội ngay khi nghỉ ngơi, teo cơ thiểu dưỡng nặng nề, hoặc thậm chí tím tái chân, hoại tử chân… Với các tình huống này, kết quả điều trị bệnh mạch máu sẽ rất kém và tỷ lệ đoạn chi rất cao.

Đau cách hồi là gì?

Đau cách hồi là thuật ngữ y khoa, được dịch từ Intermittent claudication, có nguồn gốc Latinh là limp, nghĩa là đi khập khiễng. Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra sau khi người bệnh hoạt động, đi lại một quãng đường nhất định. Vị trí thường ở vùng cẳng chân.
Cơn đau thường chỉ giảm đi, nhẹ bớt khi người bệnh ngồi nghỉ, để thõng chân. Nếu tiếp tục đi lại, sau một quãng đường cố định như cũ, cơn đau sẽ xuất hiện trở lại. Đau cách hồi làm người bệnh không thể đi liên tục trong một quãng đường dài, mà phải khập khiễng và ngắt quãng với từng đoạn đường ngắn, vừa đi vừa nghỉ từng chút một.
Nếu người bệnh hoạt động nặng, chạy nhanh, đi lên dốc, hoặc lội nước, cơn đau sẽ xuất hiện sớm hơn so với đi trên đường bằng phẳng. Vị trí cơn đau cũng có thể xảy ra ở vùng đùi hoặc mông, kèm theo chứng rối loạn cương dương ( hội chứng Lerich), phản ánh khá chính xác vị trí mạch máu bị hẹp tắc.
Đau cách hồi được coi là triệu chứng điển hình của bệnh hẹp tắc động mạch. Bệnh càng tiến triển, quãng đường đi được càng ngắn lại. Cơn đau có thể diễn tiến ngay cả khi nghỉ ngơi nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Phân biệt đau cách hồi do bệnh mạch máu với các trường hợp đau nhức chân do nguyên nhân khác:
Đau cách hồi mạch máu: Ngoài các đặc điểm như đã mô tả ở trên, đau cách hồi điển hình do mạch máu có thể kèm theo các dấu hiệu khác do động mạch bị hẹp tắc mạn tính như giảm hay mất mạch một bên chân, sờ một bên thấy lạnh hơn bên đối diện, teo cơ, rụng lông, hư móng, chân tái nhợt hơn khi giơ cao… Đau cách hồi do hẹp tắc mạch rất ít đáp ứng với các thuốc điều trị giảm đau thông thường.
Đau do nguyên nhân thần kinh: Cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép, cũng thường xảy ra và nặng hơn khi người bệnh đi lại. Đau do nguyên nhân này thường nặng hơn ngay khi người bệnh đi những bước đầu, khi có cử động của chân, làm họ phải đi khập khiễng và rất khó khăn trên toàn bộ quãng đường, chứ ít khi xảy ra sau khi đã đi được một quãng đường như đau cách hồi điển hình mạch máu. Khi dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tê rần, kiến bò, hoặc giảm cảm giác, teo cơ… Chân vẫn bắt được mạch rõ, tưới máu tốt, nhìn thấy hồng hào, sờ thấy ấm.
Đau do nguyên nhân xương khớp: Cơn đau do các bệnh lý viêm khớp hoặc thương tổn của gân cơ, dây chằng xảy ra ra khi có chuyển động của các khớp xương, do đó cũng sẽ xuất hiện ngay khi người bệnh bắt đầu cử động, đi lại, thay đổi tư thế. Quãng đường người bệnh đi được không cố định như trong đau cách hồi mạch máu, mà có thể thay đổi ngắn dài tùy theo mức độ đau chân.
Đau có thể xảy ra ở một tư thế nhất định, khi có sự co kéo, dãn các khớp, dây chằng, hoặc có thể kèm theo các dấu hiệu của viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, ấn đau tại chỗ, biến dạng khớp… Đau thường đáp ứng với các thuốc kháng viêm giảm đau và các thuốc bổ trợ về xương khớp đường toàn thân hay tại chỗ khác, sau một thời gian điều trị.

Các triệu chứng khó chịu ở chân do bệnh suy tĩnh mạch:

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính ít khi gây ra các cơn đau thực sự. Người bệnh thường hay mô tả các cảm giác nặng nề, nhức mỏi, ê ẩm, căng cứng chân, tê rần… xảy ra sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc. Các triệu chứng nặng hơn về chiều tối, và thường nhẹ hơn vào buổi sáng, hay sau khi nghỉ ngơi, gác chân cao. Điểm khác biệt là: đau do hẹp tắc mạch máu sẽ trầm trọng hơn nếu ngồi gác chân cao; người bệnh thường phải ngồi để thõng chân xuống giường.
Các triệu chứng kèm theo của suy tĩnh mạch giúp phân biệt với đau do tắc mạch như tình trạng sưng phù chân quanh mắt cá, vọp bẻ về đêm, dãn các tĩnh mạch nông ngoài da, chân nóng ấm…
Cần lưu ý phân biệt các triệu chứng đau chân có phải là đau cách hồi mạch máu hay không, nhất là trên cơ địa có yếu tố nguy cơ của bệnh hẹp tắc động mạch. Hay nói khác đi, những cơn đau xảy ra trên những người tuổi trên 50, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, hút thuốc lá, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… kém đáp ứng với các điều trị giảm đau thông thường, cần nghĩ đến nguyên nhân hẹp tắc động mạch. Bệnh nhân nên khám và tư vấn tại các chuyên khoa mạch máu để giúp có thể phát hiện sớm bệnh hẹp tắc động mạch mạn tính, tăng khả năng bảo tồn chi, tránh các biến chứng nặng có thể dẫn tới hoại tử, đoạn chi sau này.

Mách bạn cách giảm cân khi bị huyết áp thấp

Việc giảm cân không chống chỉ định ở những người huyết áp thấp. Huyết áp liên quan tới nhiều yếu tố, được tính bằng công thức sau:
Huyết áp động mạch = Cung lượng tim + Sức cản động mạch.
Xem thêm:
Hai thành phần này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực co bóp của tim, lưu lượng tim, độ quánh của máu, trạng thái hoạt động của mạch, lứa tuổi, giới tính, trạng thái tâm sinh lý, chế độ sinh hoạt, hoạt động thể dục thể thao. Ở cùng một người, khi béo và khi gầy, những yếu tố này có thể sẽ khác nhau. Với vai trò của nhiều yếu tố ảnh hưởng huyết áp như vậy nên không phải khi bạn giảm cân thì huyết áp của bạn sẽ giảm theo.
giảm cân cho người huyết áp thấp
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi các yếu tố trên cho phù hợp để giảm cân mà vẫn giữ được huyết áp, thậm chí tăng đến mức huyết áp chuẩn bằng chế độ ăn và lối sống khoa học hơn. Thực tế, những triệu chứng, biến chứng của cao huyết áp và những bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì còn nguy hiểm hơn, khó kiểm soát hơn chứng bệnh huyết áp thấp.
Bạn có thể giảm cân bằng cách kết hợp giữa phương pháp ăn kiêng và tập luyện thể dục thể thao.
1. Chế độ ăn kiêng
- Thực hiện chế độ ăn từng bữa nhỏ, 5-6 bữa/ngày. Mục đích: Chia nhỏ bữa ăn để năng lượng sản sinh sau khi ăn được đốt cháy tối đa, tránh hiện tượng tích mỡ.
- Hạn chế lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn ở mức thấp nhất có thể. Mỗi bữa bạn giảm dần lượng cơm và thức ăn có nguồn gốc động vật, thay chúng bằng rau hoặc củ cải luộc (1-1,5 miệng bát con/bữa).
- Sau khi ăn cơm, bạn nên ra khỏi nơi đang ăn (ra khỏi phòng ăn và đi ra ngòai, tránh cảm giác thèm ăn).
giảm cân cho người huyết áp thấp
- Khi đói bạn nên sử dụng các loại sữa ít béo và tăng cường calci (thường là các loại sữa dành cho người già hiện có trên thị trường) hoặc 1 lát bánh mì mỏng hay các loại trái cây có năng lượng thấp như dưa chuột, củ đậu.
- Nên chọn quả chín loại không quá ngọt và không quá chua.
- Hạn chế tối đa những thực phẩm giàu chất béo như lạc, vừng, thịt mỡ, các món xào rán, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ ngọt, các thức uống công nghiệp…
- Nước uống: 1,5 – 2 lít/ngày, uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày
2. Phương pháp luyện tập
Mỗi ngày, bạn cần tiêu thụ 300-500Kcal từ các hoạt động thể lực. Năng lượng này tương đương đi bộ nhanh (đúng kỹ thuật) 30-60 phút. Ngoài ra, bạn có thể tiêu hao năng lượng bằng các hoạt động khác như leo cầu thang, làm việc nhà, đi bơi…
Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn không nên tập quá mạnh mà nên chia từng giai đoạn:
- 3 ngày đầu: Bạn đi bộ mỗi lần khoảng 30 phút, sau đó tăng dần lên 45 phút và 1h
- Sau khoảng 10 ngày: Bạn chuyển sang đi bộ nhanh 10-15 phút rồi đi bộ bình thường 60 phút trong 2-3 ngày
3. Theo dõi
- Ghi lại số lượng thực phẩm đã sử dụng trong mỗi ngày (kể cả đồ ăn và thức uống) để tự kiểm tra và theo dõi
giảm cân cho người huyết áp thấp
- Ghi lại thời gian đã luyện tập hoặc số động tác đã thực hiện được để tăng dần theo từng ngày.
- Cân trọng lượng cơ thể 2-3 lần/tuần và ghi nhận lại các chỉ số này. Lưu ý: nên cân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và đã đi vệ sinh với số lượng quần áo trên người tối thiểu để hạn chế sai số.

Bật mí những cách chữa huyết áp thấp đơn giản

Huyết áp thấp là tình trạng mức huyết áp giảm đột ngột so với bình thường gây ra những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, ngất xỉu, mờ mắt, da dẻ trắng bệch, người lạnh toát. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng, do đó để có thể chữa bệnh huyết áp thấp nhanh chóng bạn có thể áp dụng những phương pháp tuyệt vời dưới đây!
Xem thêm:

Chữa huyết áp thấp khẩn cấp như thế nào?

Bật mí những cách chữa huyết áp thấp đơn giản
Bật mí những cách chữa huyết áp thấp đơn giản
Để chữa huyết áp thấp còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của bệnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thử một số những biện pháp khắc phục đơn giản để làm giảm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 10 phương pháp đơn giản có thể thực hiện khẩn cấp khi bị huyết áp thấp?

 Nước muối

Nước muối có tác dụng trong việc chữa huyết áp thấp vì natri trong muối sẽ làm tăng huyết áp. Nhưng cũng có một lưu ý cho bạn là đừng lạm dụng phương pháp này, vì lượng muối cung cấp qúa nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần trộn nửa muỗng muối tinh vào một ly nước và uống sẽ giúp đường huyết được ổn định.

Cà phê hoặc socola đen

Cách chữa huyết áp thấp bằng cà phê
Cách chữa huyết áp thấp bằng cà phê
Cà phê, socola đen, một tách ca cao nóng hay bất cứ một loại đồ uống có chứa cafein cũng có tác dụng làm huyết áp của bạn tăng trở lại. Nếu như bạn thường xuyên bị huyết áp thấp, hãy uống một tách cà phê và buổi sáng hoặc dùng vào những bữa ăn, sẽ giúp huyết áp được ổn định. Nhưng đừng để nó trở thành một thói quen vì như vậy về lâu về dài caffeine sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nho khô

Nho khô được biết tới như một phương thuốc truyền thống giúp chữa huyết áp thấp một cách tự nhiên.
Bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Cho 30 đến 40 quả nho khô vào trong cốc nước để qua đêm.
- Uống vào buổi sáng khi dạ dày còn đang rỗng.
- Áp dụng phương pháp này một vài tuần hoặc một tháng những triệu chứng huyết áp thấp sẽ được giảm hẳn.

Húng quế

Húng quế rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, trong húng quế rất giàu vitamin C, magiê, kali, axit pantothenic. Hơn nữa, nó còn có tác dụng giúp cân bằng tâm trí và làm giảm bớt căng thẳng.
Tác dụng bất ngờ của húng quế trong việc chữa bệnh huyết áp thấp
Tác dụng bất ngờ của húng quế trong việc chữa bệnh huyết áp thấp
Dùng 10 – 15 lá húng quế xay thành nước ép, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào trộn đều. Uống nước ép này hàng ngày khi dạ dày rỗng hoặc bạn có thể nhai 4 – 5 lá húng quế vào mỗi sáng cũng giúp chữa bệnh huyết áp thấp rất tốt.

Rễ cam thảo

Rễ cam thảo cũng là một phương thuốc phổ biến giúp chữa bệnh huyết áp thấp tuyệt vời. Nó giúp ngăn chặn các enzyme phân hủy cortisol và adrenalin hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh và chữa hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Bạn có thể dùng một muỗng rễ cam thảo khô hoặc xay thành bột cho vào cốc nước sôi trong khoảng 5 phút và uống hàng ngày sẽ giúp huyết áp được ổn định.

Củ cải đường

Nước ép củ cải đường rất hữu ích trong việc đối phó với triệu chứng huyết áp thấp. Đối với người có dấu hiệu huyết áp tụt có thể uống một cốc nước ép củ cải đường 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tuần. Ngoài ra những loại nước ép trái cây tự nhiên cũng có tác dụng trong việc chữa huyết áp thấp.

Những thực phầm cao huyết áp cần tránh

Cao huyết áp là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều căn bệnh về tim mạch, có thể chết người.
Muối giúp cho món ăn bớt nhạt nhẽo, tăng khẩu vị nhưng trớ trêu thay, ngày nay khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là cao huyết áp. Việc tích trữ natri trong cơ thể cũng có thể gây ra sự thu nhỏ động mạch làm tim sẽ gặp trở ngại lớn khi truyền máu vào mao mạch, gây ra cao huyết áp.
Xem thêm:
Những người cao huyết áp nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa kali, magiê cao vì có tác dụng làm hạ huyết áp. Nếu hàm lượng canxi, clo cao sẽ dẫn tới cao huyết áp. Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng magiê như các loại hoa quả có vỏ cứng, đậu nành, đậu Hà Lan, ngũ cốc, thực phẩm chế biến từ biển, các loại rau có màu xanh thẫm, sữa dê cũng có tác dụng giảm huyết áp.
Hấp thụ lượng lớn thức ăn có nhiều chất xơ có thể giảm huyết áp. Nguyên nhân là thức ăn có chất xơ có thể thúc đẩy sự trao đổi cholesterol, gây ức chế cho việc hấp thu cholesterol, làm giảm huyết áp. Không nên sử dụng rượu cồn, cà phê, thuốc lá vì có thể làm cho huyết áp tăng cao.
thực phẩm nhiều chất xơ có thể giảm cao huyết áp
Hấp thụ lượng lớn thức ăn có nhiều chất xơ có thể giảm huyết áp. (Ảnh minh họa)
Người bị cao huyết áp cần điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, khống chế năng lượng, giảm cân, giữ gìn cân nặng tiêu chuẩn. Mỗi ký cân nặng chỉ nên cung cấp khoảng là 20 – 30 kcal hoặc thấp hơn một chút. Nên ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu, các loại đậu, cà rốt, rau cần, hải đới, tảo, bí đao, quả mướp, mộc nhĩ trắng, nấm, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt vừng, quả hạch đào, chuối tiêu, bưởi, táo… Tránh những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo và hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, bơ, gan lợn, óc lợn…

Biến chứng của bệnh cao huyết áp

Biến chứng do huyết áp cao gây ra là rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến bị mù mắt.
Huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch cung cấp máu cho võng mạc, ảnh hưởng tới thị lực, nếu không phát hiện sớm để điều trị thì nguy cơ mù rất cao.
Xem thêm:
Bình thường số đo huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 đến 89 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số  huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: Tăng huyết áp thu đơn thuần khi ≥ 140 mmHg, Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần khi ≥ 90 mmHg, hoặc tăng cả hai.
Tăng huyết áp có thể gây mù
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường gặp, các biến chứng của bệnh là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở người lớn tuổi. Bệnh tăng huyết áp tiến triển lâu ngày sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan như: não, tim, thận, mắt, mạch máu… Tăng huyết áp làm giảm tuổi thọ 10 – 20 năm và nguy cơ biến chứng sẽ diễn ra sau 7 – 10 năm mắc bệnh, trên 50% sẽ có tổn thương cơ quan đích: tai biến mạch máu não, bệnh võng mạc, suy thận…
Mùa đông, những người mắc bệnh huyết áp cao rất khó khăn trong việc giữ gìn sức khỏe. Huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Mùa đông, nhiệt độ cơ thể thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo… sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Ngoài ra, tâm trạng hàng ngày như lo lắng, căng thẳng, tức giận… sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.

Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người già (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
ThS.BS Nguyễn Diệu Linh, bệnh viện Mắt Trung ương, huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến tổn thương các tế bào của võng mạc, gây giảm thị lực, nếu không phát hiện sớm để điều trị thì nguy cơ mù rất cao.
Thông thường, bệnh nhân không tự phát hiện được các triệu chứng sớm của bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp (có thể có một số triệu chứng đi kèm như đau đầu và các rối loạn về thị lực). Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh võng mạc tăng huyết áp nên phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị huyết áp. Có thể bổ sung thuốc tăng cường tuần hoàn, thuốc giãn mạch, bền thành mạch.
Để phòng ngừa bệnh võng mạc do tăng huyết áp, bệnh nhân tăng huyết áp phải điều trị huyết áp ổn định, đi khám mắt định kỳ và tiến hành soi đáy mắt để có hướng điều trị, tránh gây tổn thương mắt dẫn tới mù loà.
Lưu ý đối với người tăng huyết áp
Các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh huyết áp cao. Theo các chuyên gia, trong cuộc sống hàng ngày người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý một số điều sau:

Thường xuyên kiểm tra huyết áp là điều cần thiết để tránh những biến chứng xấu xảy ra do cao huyết áp (Ảnh minh họa)
- Giữ ấm trong màu lạnh
- Hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, hạn chế thuốc là, rượu,…
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công…
- Giữ cho tinh thần không bị rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận, lo lắng có thể gây ra đứt mạch máu não. Duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, hạn chế tức giận, lo lắng, buồn phiền …
- Uống thuốc đều đặn, duy trì huyết áp ổn định. Cần khám bác sĩ khi có biểu hiện bất thường, khó chịu vì đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị căng thẳng trong công việc. Điều đó khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng vậy làm cách nào để tránh được đau nửa đầu tại nơi làm việc hiệu quả nhất?
Xem thêm:

Những nguyên nhân gây ra đau nửa đầu

Sự căng thẳng chính là lý do khiến cho chứng đau nửa đầu ghé thăm bạn. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như thay đổi trong chế độ ăn, mất ngủ, ăn không đúng bữa, sử dụng quá nhiều caffeine cũng khiến cho triệu chứng đau nửa đầu trở nên trầm trọng hơn.

Ánh sáng

Ánh sáng từ màn tình máy tính cũng có thể gây ra đau nửa đầu
Ánh sáng từ màn tình máy tính cũng có thể gây ra đau nửa đầu
Ánh sáng từ màn hình máy tính có thể gây ra đau nửa đầu. Một nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí khoa học thần kinh đã chỉ ra rằng những người bị chứng đau nửa đầu rất nhạy cảm với ánh sáng và thậm chí đối với những người có tầm nhìn kém có thể trải qua cơn đau nửa đầu nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.

Mùi

Bên cạnh cảm xúc căng thẳng có thể kích thích cơn đau nửa đầu thì việc thường xuyên ngửi mùi thuốc lá hoặc một mùi nước hoa mạnh cũng sẽ kích thích cơn đau.

Tiếng ồn

Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra đau nửa đầu đang phát triển mạnh mẽ. Tiếng ồn lớn hoặc quá đột ngột có thể gây ra chứng đau nửa đầu hoặc làm cho nó tồi tệ hơn.

Thực phẩm và đồ uống

Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nửa đầu
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nửa đầu
Thực phẩm cũng là một tác nhân quan trọng gây ra bệnh. Do đó điều quan trọng là bạn cần phải chú ý tới những gì bạn ăn tại nơi làm việc, đồng thời hạn chế ăn những thức ăn vặt trong thời gian nghỉ. Những thực phẩm từ thịt, socola và những thực phẩm có chứa nhiều bột ngọt hoặc cà phê cũng là thủ phạm khiến bạn bị đau nửa đầu ghé thăm.

Làm việc quá sức

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải gắng sức nhiều và thường xuyên căng thẳng thì đó chính là lý do bạn bị đau nửa đầu. Mặt khác, việc tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên là một ý kiến tuyệt vời giúp đánh bại những triệu chứng đau nửa đầu.

Cách tránh xa đau nửa đầu tại nơi làm việc

Việc thay đổi tâm trạng, giảm bớt sự căng thẳng, ngủ đủ giấc, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là những gì bạn có thể làm để tránh những triệu chứng đau nửa đầu ghé thăm. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể:
Nghe nhạc giúp giảm đau nửa đầu
Nghe nhạc giúp giảm đau nửa đầu
Thư giãn: Nghe một bản nhạc yêu thích, luyện tập yoga, thiền định và hít thở sâu để thư giãn
Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không bỏ bữa, tránh những thực phẩm thịt có chứa nitrat như thịt nguội, xúc xích, thịt phơi khô, lạp xưởng,.. những thực phẩm lên men, thức ăn để qua đêm… đồng thời uống nhiều nước
Ngủ đủ giấc: Mỗi người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ. Bên cạnh đó bạn cũng cần ngủ trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi.
Ánh sáng vừa đủ: Đừng nên ngồi tại khu vực có đèn huỳnh quang hoặc đèn nhấp nháy rọi thẳng vào mắt và giảm ánh sáng từ màn hình máy tính.