Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Phương pháp chuẩn đoán bệnh qua da

Theo báo điện tử The Huffington Post (Mỹ) dẫn nguồn từ các bác sĩ Mỹ, các dấu hiệu của xương giòn, tiểu đường và thiếu hụt vitamin có thể xuất hiện trên da trước khi các triệu chứng khác xuất hiện.
Xem thêm:
Một cuộc khảo sát ở 114 phụ nữ sau mãn kinh gần đây phát hiện ra rằng, nếp nhăn sâu trên mặt và cổ có thể cảnh báo nguy cơ gãy xương gia tăng. Lý do là phụ nữ có những nếp nhăn như vậy dễ có mật độ chất xương thấp hơn ở các vùng như hông, cột sống và gót chân.
Đoán chữa bệnh qua làn da
Người có sức khỏe tốt sẽ duy trì được một làn da đẹp
Hormone sinh dục nữ estrogen thúc đẩy quá trình sản xuất protein collagen, chất mà da và xương cần để duy trì mật độ chất xương. Vì vậy, khi lượng estrogen ở phụ nữ suy giảm trong thời kỳ mãn kinh thì “collagen trong da cũng suy giảm, điều đó có nghĩa là da không còn săn chắc, đàn hồi và nếp nhăn phát triển”, tiến sĩ Ronald Young, đồng giám đốc của Trung tâm mãn kinh thuộc Bệnh viện Nhi đồng Texas (Mỹ), nói.
Các nếp nhăn ngày càng sâu hơn, xấu đi là dấu hiệu cho thấy cơ thể sản xuất ít collagen, thường có nghĩa là mật độ xương cũng giảm đi. Nếp nhăn càng tệ hơn thì mật độ chất xương càng thấp hơn, trưởng nhóm nghiên cứu Lubna Pal, Phó giáo sư Trường Y Yale (Mỹ), cho biết thêm. “Mối quan hệ này không phụ thuộc vào tuổi tác hoặc các yếu tố ảnh hưởng lên khối lượng xương”, chuyên gia Pal lưu ý.
Nếu phát hiện các đốm dày, tối, sẫm màu trên nếp gấp của da ở cổ, nách hoặc háng, các bác sĩ khuyên nên xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường. Các đốm này có thể là lành tính hoặc là tác dụng phụ thông thường của bệnh béo phì, nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bác sĩ da liễu Janet Lin của Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore (Mỹ) cho biết.
Tuyến giáp chịu trách nhiệm về nội tiết tố, vốn cùng với các chức năng khác điều chỉnh thân nhiệt, trao đổi chất và hệ thần kinh của cơ thể cũng như sức khỏe của da, tóc và móng tay.
Các dấu hiệu cho thấy tuyến giáp không vận hành đúng cách – có thể là hoạt động thái quá hoặc hoạt động kém – có xu hướng xuất hiện đầu tiên trên da bạn, thường ở mặt sau cánh tay và mặt sau của ngón tay. Lúc đầu, da chỉ có vẻ thô hoặc sần sùi giống như phát ban nhẹ. Nhưng nếu tuyến giáp vẫn tiếp tục không hoạt động tốt, các khu vực khác như hai chân, da đầu và cổ có thể bị ảnh hưởng. Một tuyến hoạt động kém có thể dẫn đến rụng tóc, móng tay dễ gãy hoặc da khô, bong tróc. Nếu điều đó xảy ra, đến bệnh viện kiểm tra chức năng tuyến giáp, theo các bác sĩ.
Da khô cũng có thể cảnh báo mức thiếu hụt a xít béo omega 3, theo các chuyên gia, bởi vì thiếu a xít béo omega 3 có thể làm chậm chu trình tẩy da chết tự nhiên, cũng như có thể dẫn đến da khô hoặc tóc có gàu. Có thể bổ sung a xít béo omega 3 qua chế độ ăn uống. Các loại cá béo, hạt lanh, quả óc chó và đậu nành có thể giúp duy trì lượng a xít béo omega 3 trong cơ thể.

Những loại quả bổ sung nước mùa thi

Ở một số nơi, nắng nóng hoành hành, các thí sinh thường dễ bị mất nước nhanh gây ảnh hưởng đến kết quả thi. Ăn gì để bổ sung nước cho cơ thể, làm chậm mất nước là vấn đề khá nan giải. Gợi ý sau từ các chuyên gia sức khỏe Mỹ đăng trên trang tin huffingtonpost.com có thể là lời giải cho bài toán này.
Xem thêm:
Trong thực tế, các loại trái cây và rau quả chứa 90% là nước, Roberta Anding, phát ngôn viên của Viện Dinh dưỡng Mỹ kiêm giám đốc dinh dưỡng thể thao tại Bệnh viện Nhi Texas, cho hay. Theo chuyên gia này, những thực phẩm sau giúp cung cấp nước cho cơ thể:
Dưa hấu
Dưa hấu là nguồn cung cấp nước tuyệt vời vì ruột đỏ của nó chứa 92% nước. Dưa hấu còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe là beta carotene, lycopene và vitamin C.
Dinh dưỡng chống mất nước trong mùa thi
quả lựu
Lựu là một nguồn thực phẩm chứa nhiều nước và chất chống ô xy hóa. Ăn lựu giúp bổ sung nước cho cơ thể.Lựu
Xoài
Bạn có thể ăn xoài mỗi ngày vì đây là thực phẩm “tưới nước” cho cơ thể. Xoài còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, giúp chống da khô.
Thịt
Thịt trông có vẻ không phải là thực phẩm bổ sung nước. Nhưng nó thực sự có chứa nước. Ví dụ, khoảng 100 g thịt bò nướng sẽ cung cấp chừng 65 ml nước cho cơ thể, theo đài CNN.
Quả bơ
Loại quả đặc ruột này không có vẻ gì là thực phẩm cung cấp nước cho cơ thể, nhưng ăn bơ giúp bổ sung kali, chất béo và chất xơ, giúp cơ thể giữ nước.
Táo
Táo là thực phẩm chứa khá nhiều nước. Một quả táo bình thường có 110 ml chất lỏng, theo tổ chức phi lợi nhuận Mỹ Livestrong, một tổ chức ủng hộ bệnh nhân ung thư.
Thực phẩm chống mất nước mùa thi
dưa leo giúp bổ sung nước cho cơ thể
Dưa leo
Dưa leo cũng là một thực phẩm cung cấp nước cho cơ thể. Đây cũng là nguồn phong phú vitamin C và a xít caffeic làm đẹp da.
Cải bó xôi
Các loại rau nhà họ cải như cải bó xôi, bông cải xanh… chứa nhiều a xít alpha lipoic, chất chống ô xy hóa hòa tan trong nước và chất béo có đặc tính chống viêm.

6 loại nước uống tốt cho người bị tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, tất cả các thực phẩm và đồ uống đều được cân đo đong đếm vì lơ là một chút, lượng đường trong cơ thể sẽ dễ dàng gia tăng.
Xem thêm:

Do đó, theo trang tin healthmeup.com dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe Ấn Độ, khi chọn nước giải khát, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý những điểm sau:
Sữa
Giàu vitamin và can xi, sữa chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Nhưng sữa cũng rất giàu calo và carbohydrate. Sữa chứa calo nhưng bạn có thể chuyển sang sữa tách kem hoặc sữa có hàm lượng calo thấp. Sữa đậu nành là lựa chọn thay thế tốt sữa bò nguyên kem.
 Thức uống tốt cho bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng sữa đậu nành thay sữa bò nguyên kem
Nước trà
Trà giúp tươi tỉnh và giàu chất chống ô xy hóa có thể làm cho bạn trẻ. Tuy nhiên, bạn phải uống trà không đường. Nếu không uống được, bạn có thể thêm một ít đường dành cho bệnh nhân tiểu đường. Để tránh nạp thêm calo, bạn cần uống trà với sữa tách kem.
Nước trái cây
Nước trái cây tươi là một kho chứa các chất dinh dưỡng giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Uống nước trái cây và nước rau quả nên ở mức độ vừa phải và luôn lưu ý đến lượng calo, carbohydrate và sodium (chất trong muối) nạp vào cơ thể.
Nên ăn trái cây và rau quả nguyên dạng của nó vì chứa nhiều chất xơ, tốt cho sức khỏe hơn. Nước ép rau quả tốt hơn nước ép trái cây xét về lượng carbohydrate và calo.
Cà phê
Bệnh nhân tiểu đường có thể uống cà phê, nhưng nên lựa chọn loại cà phê đen, không có kem và đường. Nếu bạn không thích uống cà phê đen, thì có thể thêm sữa tách kem và loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.
 Thức uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Nước không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu –  Ảnh: Shutterstock
Nước uống
Nước lọc không cung cấp calo, chất béo và carbohydrate. Nước sẽ không ảnh hưởng đến trọng lượng và hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Bạn nên bổ sung nước với các loại chất làm ngọt tự nhiên như mật ong và cũng có thể uống nước chanh.
Rượu
Hỏi ý kiến bác sĩ, nếu bạn có thể uống rượu được. Rượu có thể làm tăng hoặc giảm lượng đường trong máu của bạn.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Nguyên nhân gây đau lưng mãn tính

Ai cũng từng bị đau lưng vậy nguyên nhân gây đau lưng có lúc chỉ đơn giản là cơ thể mệt mỏi quá sức, nhưng đôi khi lại là triệu chứng của bệnh khác.
Xem thêm:
Ở người trẻ, giai đoạn mà xương cốt và các bộ phận khác vẫn còn tốt, các yếu tố về cơ gây đau lưng nhiều hơn là vấn đề thần kinh hay các bệnh khác. Những người trên 40 tuổi bị đau lưng thường do vấn đề cột sống.

Đau lưng nguyên nhân cấp tính

bệnh đau lưng cấp tính
nguyên nhân đau lưng cấp tính thường do cơ có vấn đề
Mỏi cơ, căng cơ xảy ra do các động tác sai tư thế như khom lưng, thay đổi tư thế đột ngột, ngồi hoặc đứng quá lâu cũng gây áp lực lên lưng. Tình trạng như vậy còn gặp ở những người lười vận động khi phải làm việc nặng hay tập luyện. Dấu hiệu hay gặp là đau lưng cấp tính, đau lưng nguyên nhân do:
– Tổ chức hoạt động của cơ thể bị tổn thương khi hoạt động ở tư thế bất lợi: ngồi lái xe nghiêng một bên lâu, làm việc nghiêng lệch người về trước, sau, phải, trái.
– Dùng lực quá độ như xách đồ nặng, mang vật nặng. Hầu hết phụ nữ bị đau lưng do mang nặng: làm việc nhà, đi chợ.
– Bị đánh, bị tai nạn, ngoại vật đập vào lưng
– Nhiều trường hợp đau lưng không rõ nguyên nhân và tự khỏi sau vài ngày.
Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhẹ thì chỉ bị đau nhức thông thường, nặng thì xương bị lệch vị trí, máu bầm ứ đọng. Sau khi thọ thương, một bên hoặc hai bên lưng bị đau nhức. Chứng bệnh thường phát ngay sau khi bị thương hoặc sau một ngày là cùng. Hoạt động cơ thể bị giới hạn. Đôi khi chỗ đau bị sưng huyết.
Trong trường hợp đau lưng nguyên nhân vì quá sức, cơn đau sẽ tự hết sau khi nghỉ ngơi, dùng dầu nóng hoặc cao dán lên phần bị đau.

Đau lưng nguyên nhân mạn tính

đau lưng nguyên nhân
đau lưng nguyên nhân
Tuy nhiên, nếu tình trạng đau lưng vẫn kéo dài dai dẳng, bệnh nhân cần đi khám vì triệu chứng có thể đang báo hiệu một căn bệnh nào đó đa số do tổ chức của lưng bị hỗn loạn, bệnh từ cấp tính không trị thành ra.
- Xương khớp bị tổn thương, bị lệch, mắc các bệnh về xương, tủy, khớp, đĩa đệm, gân hoặc cơ bị rách, tổn thương…
- Mắc các bệnh về động mạch, vôi hóa xương sống, bệnh thận, thậm chí là cả bệnh ung thư.
- Ngoài ra thận đau cũng là nguyên do sinh ra chứng đau lưng. Y học Đông phương gọi “Yêu là phủ của thận” nghĩa là: Lưng là phủ của thận. Bởi vậy mạn tính đau ngang lưng còn do thận hư mà ra. Bởi Thận kinh và Túc thái dương Bàng quang kinh tương thông biều lý, vậy khi thận hư, thì ngoại biểu dễ gây đau, hiện ra ở Bàng quang kinh.

Đau vai gáy gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

Đau vai gáy chính là một nỗi lo lắng và khiếp sợ đối với những người đang làm công việc văn phòng cho tới những người đã về hưu. Ai cũng có nguy cơ bị cơn Dau vai gay ghé thăm. Vậy làm thế nào mới có thể giảm bớt cơn đau dai dẳng và khó chịu này? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Xem thêm:

Đau vai gáy, căn bệnh ám ảnh

Khi cơn đau vai gáy kéo tới bạn sẽ cảm thấy được cơn đau lan dần từ cổ lên tới gáy, sang hai vai, và thậm chí cơn đau sẽ truyền xuống cánh tay rồi lên cả mang tai cho tới thái dương.
Đau vai gáy là bệnh khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống
Đau vai gáy là bệnh khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống
Những thủ phạm gây ra cơn đau ở vai gáy thường khá nhiều. Nhưng nhiều khi cơn đau này sẽ xuất hiện một cách đột ngột khi bạn ngủ dậy hoặc sau khi duy trì một tư thế liên tục trong nhiều giờ liền. Cơn đau âm ỉ hoặc buốt nhói đều làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Đau vai gáy khiến cho bạn không thể nào tự do di chuyển đầu sang hai bên, cử động cổ khó khăn và tệ hơn đó chính là nếu cứ đụng phải lại đau nhức ghê gớm.
Chỉ khi nghỉ ngơi thì cơn đau mới có dấu hiệu suy giảm nhưng sẽ tăng lên cao khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển.

Cách chữa đau vai gáy

Tư thế chuẩn bị

Nếu như người bị đau vai gáy ngồi thì người tiến hành xoa bóp cần phải đứng ở phía sau lưng của người bị đau.
Còn nếu như người bị đau vai gáy nằm thì người tiến hành xoa bóp phải ngồi ở phía trên đầu của người bị bệnh.

Các bước.

Các bước xoa bóp chữa đau vai gáy hiệu quả
Các bước xoa bóp chữa đau vai gáy hiệu quả
- Dùng dung dịch xoa bóp xịt một lượng vừa phải vào vùng vai hoặc vùng cổ
- Tiếp đến, người tiến hành xoa bóp sẽ sử dụng những ngón tay lướt thật nhẹ nhàng lên trên da theo những vòng tròn đi từ cổ xuống tới gáy rồi sang hai bên vai.
- Hình 1: Bạn sử dụng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng xuống da lại vừa day day di động thật chậm theo từng đường tròn từ cổ và gáy chạy tới vai bị đau nhức
- Hình 2: Sử dụng những khớp ngón tay ở trên bàn tay vừa lăn vừa ấn đều ở vùng tam giác của 3 huyệt kiên tĩnh, đại chùy và phong trì
- Hình 3, 4 , 5: Sử dụng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt đốc du, phế du, phong phủ và phong trì. Để yên trong 20 giây
- Hình 6: Sử dụng 5 ngón tay bóp gáy và vai, trong quá trình vừa bóp vừa kéo nhẹ nhàng phần thịt lên trên.
Cùng với phương pháp trị đau vai gáy ở trên bạn cần phải thực hiện thường xuyên mới có thể đem lại hiệu quả cao. Nhưng nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần phải tới bệnh viện để khám và điều trị.

Những thói quen gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể bạn

Có rất nhiều thói quen hàng ngày tưởng như vô hại nhưng nó lại làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới cột sống và những cơ bắp mà bạn phải loại bỏ ngay từ bây giờ.
Xem thêm:

Thường xuyên uống rượu

Uống rượu khiến cho các khớp xương bị hao mòn
Uống rượu khiến cho các khớp xương bị hao mòn
Uống rượu sẽ khiến cho khối lượng xương, tế bào tạo xương bị hao mòn, khiến cho nguy cơ rạn xương được tăng lên, đồng thời nó khiến quá trình làm lành vết thương trở nên chậm đi. Với việc uống nhiều hơn từ 1 đến 2 ly rượu mỗi tuần sẽ khiến cho khối lượng xương trong vòng 1 năm của cơ thể bạn bị mất đi tới 2%. Bên cạnh đó thì việc uống rượu sẽ khiến cho việc hấp thụ vitamin D và canxi cũng bị cản trở.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương
Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương
Thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến cho xương chịu tác động trực tiếp. Dioxin trong thuốc lá làm ảnh hưởng tới chu kỳ tái tạo tự nhiên của xương. Chính vì thế nó khiến cho quá trình hình thành xương mới bị cản trở, làm tăng nguy cơ gây xương và ngã.

Ít tập thể dục hoặc tập thể dục quá sức

Tập thể dục có tác dụng giúp cho xương khớp dẻo dai
Tập thể dục có tác dụng giúp cho xương khớp dẻo dai
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho xương khớp thì một chế độ vận động thường xuyên cùng với cường độ phù hợp sẽ giúp cho xương khớp trở nên dẻo dai. Có rất nhiều nghiên cứ đã chỉ ra rằng nếu như ít tập thể dục sẽ khiến cho tỷ lệ loãng xương tăng cao hơn do với những người có thói quen tập luyện thể dục thể thao. Đặc biệt là việc thường xuyên tập thể dục sẽ khiến cho sức mạnh cơ bắp tăng và giúp bạn tránh được tình trạng té ngã hay gãy xương.

Uống nhiều caffeine

Uống quá nhiều cà phê sẽ khiến cho xương trở nên yếu đi
Uống quá nhiều cà phê sẽ khiến cho xương trở nên yếu đi
Hàm lượng Caffein có trong cà phê khiến cho việc bài tiết canxi kích thích thận từ cơ thể bị loại bỏ ra bên ngoài, từ đó khiến cho xương trở nên yếu đi và rất dễ gãy. Nếu một ngày bạn cung cấp 100mg caffeine trong cơ thể thì bạn có thể bị mất đi 8mg canxi. Bên cạnh đó thì việc uống quá nhiều cà phê sẽ khiến cho mức độ xương trong cơ thể thấp hơn từ đó làm giảm tự tăng trưởng tự nhiên.

Uống nhiều nước ngọt

1 ngày uống 3 lon nước ngọt sẽ khiến cho hệ thống khớp xương và cơ thể bị ảnh hưởng. Bởi lẽ Axit photphoric ở trong nước ngọt sẽ đào thải canxi cần thiết ở trong cơ thể thông qua đường tiểu.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Những cách giúp bạn không cảm thấy buồn ngủ

Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ mặc dù đã ngủ đủ giấc đang là một trong những căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Buồn ngủ kéo đến khiến cho khả năng tập trung của bạn bị giảm sút, đồng thời làm cho những hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn và mệt mỏi hơn. Vậy làm thế nào bạn có thể cải thiện tình trạng này để tinh thần được thoải mái và tập trung hơn?
Xem thêm:

Những cách giúp bạn không cảm thấy buồn ngủ

Uống nhiều nước hơn

Những cách giúp chống lại cơn buồn ngủ
Những cách giúp chống lại cơn buồn ngủ
Uống nước thường xuyên trong suốt một ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tinh thần được thư giãn hơn. Bởi lẽ mất nước chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi và kém tập trung. Hãy uống một ly nước ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng để bắt đầu quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Ăn sáng

Để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất và năng lượng đảm bảo công việc và học tập được đảm bảo trong một ngày thì bữa sáng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Việc lười ăn sáng sẽ làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm hơn.

Ăn uống đúng giờ

Tập thói quen ăn đúng giờ
Tập thói quen ăn đúng giờ
Nó cũng tương tự như mất nước, kiệt sức có thể khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi và cơn buồn ngủ ập đến nhanh hơn. Ăn uống đúng giờ và tuân thủ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày để cho lượng đường trong cơ thể được ổn định, đồng thời bạn cũng cần bổ sung cho cơ thể những loại vitamin chất dinh dưỡng cần thiết.

Tập thể dục thường xuyên hơn

Để cơ thể được khỏe mạnh thì bạn cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Nhưng bạn cũng cần phải hoạt động ở mức độ vừa phải tránh tập luyện quá sức sẽ dẫn tới cơ thể bị mất nước và hoạt động kém hơn. Bạn có thể thực hiện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, để các mạch máu được lưu thông và các cơ bắp được thư giãn.


Nếu như bạn đang cảm thấy buồn ngủ, nhiều người thường có thói quen uống một tách cà phê hoặc nhiều hơn để giảm tình trạng này. Nhưng điều này sẽ khiến cho bạn bị mất ngủ vào ban đêm và từ đó khiến cơ thể càng trở nên mệt mỏi và căng thẳng hơn. Do đó, bạn cần phải hạn chế uống nhiều cà phê vì nó sẽ làm ảnh hưởng lớn tới đường tiêu hóa, gây ra những tác dụng phụ như khó chịu và bồn chồn.
Điều chỉnh lượng caffeine cung cấp mỗi ngày

Điều chỉnh lại chu kỳ giấc ngủ

Bạn thường đi ngủ sau 23h đêm và phải dậy sớm để đi làm. Chính điều đó khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào hôm sau. Để thoát khỏi cơn buồn ngủ bạn cần phải thay đổi thói quen ngủ của mình bằng cách ngủ trước 23h, đảm bảo ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày.

Nghe nhạc

Nghe nhạc giúp tinh thần được sảng khoái và thư giãn
Nghe nhạc giúp tinh thần được sảng khoái và thư giãn
Âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng cũng như trạng thái tinh thần. Bên cạnh việc làm thay đổi cảm xúc thì âm nhạc cũng làm tăng thêm năng lượng cho bạn. Theo một nghiên cứu lớn đã được thực hiện cho thấy rằng những người thường xuyên nghe nhạc có một sinh lực tốt hơn những người không thường xuyên nghe.

Bài tập thở

Để giúp bạn thay đổi trạng thái và cảm xúc giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi bạn có thể áp dụng bài tập thở để cung cấp đủ oxy cho não.

Đau vai gáy: căn bệnh ám ảnh

Đau vai gáy chính là một nỗi lo lắng và khiếp sợ đối với những người đang làm công việc văn phòng cho tới những người đã về hưu. Ai cũng có nguy cơ bị cơn đau vai gáy ghé thăm. Vậy làm thế nào mới có thể giảm bớt cơn đau dai dẳng và khó chịu này? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Xem thêm:

Đau vai gáy, căn bệnh ám ảnh

Khi cơn đau vai gáy kéo tới bạn sẽ cảm thấy được cơn đau lan dần từ cổ lên tới gáy, sang hai vai, và thậm chí cơn đau sẽ truyền xuống cánh tay rồi lên cả mang tai cho tới thái dương.
Đau vai gáy là bệnh khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống
Đau vai gáy là bệnh khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống
Những thủ phạm gây ra cơn đau ở vai gáy thường khá nhiều. Nhưng nhiều khi cơn đau này sẽ xuất hiện một cách đột ngột khi bạn ngủ dậy hoặc sau khi duy trì một tư thế liên tục trong nhiều giờ liền. Cơn đau âm ỉ hoặc buốt nhói đều làm cho bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Đau vai gáy khiến cho bạn không thể nào tự do di chuyển đầu sang hai bên, cử động cổ khó khăn và tệ hơn đó chính là nếu cứ đụng phải lại đau nhức ghê gớm.
Chỉ khi nghỉ ngơi thì cơn đau mới có dấu hiệu suy giảm nhưng sẽ tăng lên cao khi ho, hắt hơi hoặc di chuyển.

Cách chữa đau vai gáy

Tư thế chuẩn bị

Nếu như người bị đau vai gáy ngồi thì người tiến hành xoa bóp cần phải đứng ở phía sau lưng của người bị đau.
Còn nếu như người bị đau vai gáy nằm thì người tiến hành xoa bóp phải ngồi ở phía trên đầu của người bị bệnh.

Các bước.

Các bước xoa bóp chữa đau vai gáy hiệu quả
Các bước xoa bóp chữa đau vai gáy hiệu quả
- Dùng dung dịch xoa bóp xịt một lượng vừa phải vào vùng vai hoặc vùng cổ
- Tiếp đến, người tiến hành xoa bóp sẽ sử dụng những ngón tay lướt thật nhẹ nhàng lên trên da theo những vòng tròn đi từ cổ xuống tới gáy rồi sang hai bên vai.
- Hình 1: Bạn sử dụng ngón tay cái ấn nhẹ nhàng xuống da lại vừa day day di động thật chậm theo từng đường tròn từ cổ và gáy chạy tới vai bị đau nhức
- Hình 2: Sử dụng những khớp ngón tay ở trên bàn tay vừa lăn vừa ấn đều ở vùng tam giác của 3 huyệt kiên tĩnh, đại chùy và phong trì
- Hình 3, 4 , 5: Sử dụng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt đốc du, phế du, phong phủ và phong trì. Để yên trong 20 giây
- Hình 6: Sử dụng 5 ngón tay bóp gáy và vai, trong quá trình vừa bóp vừa kéo nhẹ nhàng phần thịt lên trên.
Cùng với phương pháp trị đau vai gáy ở trên bạn cần phải thực hiện thường xuyên mới có thể đem lại hiệu quả cao. Nhưng nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần phải tới bệnh viện để khám và điều trị.

Nước ngọt có gas gây hại cho người bệnh khớp

Đau khớp được coi là bệnh gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, nó sẽ khiến cho các khớp của bạn trở nên sưng to lên, bị cứng, nóng đỏ… rất khó có thể đi lại và di chuyển.
Xem thêm:

dau khop là một căn bệnh mãn tính và chưa có một tài liệu nào có thể chứng minh căn bệnh này có thể chữa dứt điểm. Chính vì thế mà chế độ dinh dưỡng cũng góp một phần rất quan trọng trong việc làm suy giảm hoặc khiến cho tình trạng của người bệnh ở mức độ nguy hiểm.
Ngay sau đây hãy cùng điểm danh 3 loại thực phẩm chẳng những không bớt mà còn làm cho triệu chứng đau khớp của bạn ngày càng trầm trọng hơn.

Cà chua

Tuy rằng cà chua được biết tới có tác dụng kháng viêm nhưng đối với những ai đang phải sống chung với bệnh khớp hay bệnh gout thì nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm này.
Cà chua có thể khiến cho cơn đau khớp trở nên tồi tệ hơn
Cà chua có thể khiến cho cơn đau khớp trở nên tồi tệ hơn
Theo như các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng có tới 20% trong số 2051 người đã tham gia vào quá trình khảo sát ăn cà chua khiến cho nồng độ axit uric ở trong máu tăng cao. Chính vì lé đó hãy hạn chế sử dụng cà chua trong thực đơn hàng ngày của bạn.
Bạn có thể sẽ quan tâm: Bật mí cách chữa đau vai gáy cấp tốc chỉ trong 2 phút, kèm video minh họa

Đậu nành, hạt hướng dương và bắp

Bạn có biết được rằng axit omega 6 là chất không hề tốt cho những khớp xương của bạn?
Bởi lẽ theo như các nhà nghiên cứu đã khuyên rằng những người đang bị bệnh viêm khớp dạng thấp thì cần phải hạn chế ở mức thấp nhất việc bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều loại axit béo này. Đặc biệt là việc sử dụng quá mức nhiều khi còn khiến cho những bệnh về tim mạch, hen suyễn và viêm tăng cao.
Hạn chế ăn đậu nành nếu bị viêm khớp
Hạn chế ăn đậu nành nếu bị viêm khớp
Những thực phẩm có chứa nhiều omega 6 bao gồm đậu nành, hạt hướng dương và bắp. Bên cạnh đó thì axit omega 6 còn được tìm thấy ở trong những thực phẩm chiên, các loại thịt, bơ thực vật và lòng đỏ trứng. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể tiêu thụ những loại thực phẩm này mà là cần phải hạn chế không ăn quá nhiều. Một tuần chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa thịt.

Nước ngọt có ga

Từ trước cho tới nay thì nước ngọt có ga vẫn là một loại đồ uống không hề tốt cho sức khỏe nếu như tiêu thụ quá nhiều. Và chắc chắn nó luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần phải tránh xa khi bị bệnh khớp.
Nước ngọt có ga không tốt cho sức khỏe
Nước ngọt có ga không tốt cho sức khỏe
Bên cạnh việc làm tăng nguy cơ tim mạch và tiểu đường thì theo như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và nước ngọt có ga. Đối với những người thường xuyên tiêu thụ loại nước này hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn 63% so với những người khác.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?

Thể dục là yếu tố quan trọng trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Đóng vai trò chủ động trong quá trình hồi phục của mình bằng những hoạt động thể thao sẽ làm giảm đau và giúp bảo đảm cho lưng của bạn được khỏe mạnh lâu dài. Nhưng tùy vào từng môn thể thao nào phù hợp với việc chữa bệnh này. Với môn đi bộ thì thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?
Xem thêm:

Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không?

Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không
Thoát vị đĩa đệm có đi bộ được không
Để hiểu rõ vấn đề này hơn thì ta hãy cùng tìm hiểu xem đi bộ như thế nào là tốt cho sức khỏe nói chung và giúp ích cho người bị thoát vị đĩa đệm nó riêng?

Lợi ích của đi bộ:

Mọi hình thức vận động đều làm tăng sự lưu thông khí huyết. Đi bộ nói chung là một phương pháp tập luyện thích hợp với nhiều người từ trẻ em đến cụ già, người ốm, người khỏe, người mang thai, người béo phì…

Lợi ích cho việc rèn luyện sức khỏe bằng đi bộ đúng cách:

- Tăng mật độ xương, chống loãng xương, kích thích tiết chất chống thoái hóa khớp.
- Tăng độ dẻo dai, rắn chắc của gân cốt, cơ bắp.
- Kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon ngủ sâu; chống táo bón.
- Tăng cường chuyển hóa, chống bệnh mỡ máu cao, giảm cholesterone xấu, tăng cholesteron tốt.
- Tăng tuần hoàn máu, tăng dẻo dai thành mạch, điều hòa huyết áp, tăng chỉ số thông minh (IQ).
- Giảm nguy cơ các bệnh: Tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, đột quỵ, đái tháo đường, chứng béo phì.
- Giảm stress.
- Chống suy giảm sinh dục: Rối loạn cương, lãnh cảm nữ.
- Chống trầm cảm: Do tăng tiết Dopamin và Serotonin.
- Tăng sức đề kháng, giảm cảm cúm, nhiễm trùng; giảm nguy cơ ung thư vú, tử cung, tuyến tiền liệt, đại tràng, giảm đau nhức cơ, xương.
- Chống lão hóa, chống teo não, chống suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
- Bổ sung vitamin D3 cho cơ thể: Khi phơi nắng trên 10 phút cơ thể sẽ sản sinh 10.000 UI.
Đi bộ là một phương pháp tập luyện cơ thể và thư giãn thân tâm. Nhưng đi như thế nào cho đúng cách là một vấn đề phải chú ý, nếu không chúng ta sẽ mất thời gian mà không thu được kết quả nào, đôi khi còn mang thêm bệnh.
Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn chỉ cần tâp những bài tập co duỗi đơn giản vàbài tập aerobic trung bình như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội cũng giúp làm giảm đau. Như vậy ta có thể thấy rằng đi bộ nhẹ nhàng và đúng cách cũng sẽ giúp người bị thoát vị đĩa đệm lưng giảm đau rất tốt.
Chính vì vậy đi bộ là sự tập luyện đơn giản nhất, có thể mang lại trạng thái thư giãn nhất cho cơ thể cũng như tâm hồn của người tập để tái tạo lại một “sức khỏe tâm thể” toàn diện.

Những nguyên chính gây thoát bị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm hiện đang là căn bệnh phổ biến của nhiều người do phải ngồi làm việc lâu và ngồi không đúng tư thế. Không chỉ có vậy mà còn rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm bạn cần tìm hiểu để có thể phòng tránh bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân đó trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là một bộ phận nằm ở giữa liên đốt sống cấu tạo là những bao sơ dày chắc bao bọc một lớp nhầy bên trong có chức năng co dãn, chống sóc để cột sống hoạt động dễ dàng. Khi các bao sơ này bị rách các lớp nhân nhầy thoát ra ngoài đó là thoát vị đĩa đệm.
Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm.
– Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp
– Nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
– Do tai nạn hay các chấn thương cột sống.
– Do di truyền : nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu để lâu ngày không chữa trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe cũng như đời sống của bệnh nhânnhư: Tàn phế suốt đời nếu thoát vị đĩa đệm gây chèn ép tủy cổ và khiến bệnh nhân bị liệt; không tự chủ được trong việc đại tiểu tiện; teo cơ các chi nhanh chóng,…. Vì vậy đối với những người có nguy cơ bị bệnh cao cần hết sức lưu ý về sức khỏe xương khớp của mình và nên đi khám ngay nếu có bất kì những trục trặc nào về xương khớp.

Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Cột sống có vai trò rất quan trong đối với cơ thể, mọi hoạt động trong sinh hoạt, lao động sản xuất, thể thao….đều liên quan đến sự vận động của cột sống, ngay cả khi ở trong trạng thái tĩnh cột sống vẫn phải chịu một áp lực của trọng lực cơ thể, từ đó có rất nhiều yếu tố tác động bất lợi đến cột gây các tình trạng bệnh lý nhất là bệnh lý cột sống thắt lưng mà nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm:

Bạn hãy tìm hiểu về phương pháp sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống để có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng nhé.
Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Hiện nay, các nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc liên tục hàng giờ liền bên máy vi tính. Điều đó làm cho cơ vai, cổ phải co cứng thường xuyên để giữ đầu cố định, gây chứng đau vai, gáy. Ngoài ra cột sống cổ cũng phải gánh tải trọng của đầu trong thời gian dài, làm tăng áp lực lên đĩa đệm. Kết quả là đĩa đệm cột sống cổ dễ bị thoái hóa và thoát vị. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống thắt lưng và cũng là yếu tố nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất tổn thương, biến chứng của bệnh cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Các biện pháp điều trị bao gồm điều trị nội khoa, Đông y, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và cả ngoại khoa. Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể chữa khỏi đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm. Đó là dùng thuốc giảm đau (paracetamol, efferalgan codein), thuốc chống viêm không steroid (celebrex, mobic), thuốc giãn cơ (myonal). Ở cơ sở chuyên khoa khớp có điều kiện kỹ thuật và vô khuẩn người ta còn tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison.
Ngoài ra, chúng ta có thể tự chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y như đắp thuốc Nam, bằng các bài thuốc cổ truyền giúp phục hồi xương, phục hồi cơ, giảm tiêu viêm; Dùng thuốc Nam bồi bổ thận âm, và thận dương.
Thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau khó chịu, thường xuyên tái phát, làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị bệnh có thể gây biến chứng nặng nề, do đó người bệnh cần đi khám chuyên khoa khi có dấu hiệu của bệnh để được điều trị kịp thời. Không nên chủ quan cho đó là do tuổi tác, lao động nặng nhọc mới bị đau lưng, đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh không thể chịu nổi các cơn đau thường xuyên hoặc xuất hiện biến chứng mới đi khám thì rất khó điều trị và điều trị rất tốn kém, thậm chí có thể bị tàn phế.
Do đó, cần phải có biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm như: Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách…). Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Đau lưng là một triệu chứng hay gặp, triệu chứng này không trừ một ai, từ trẻ đến già, người làm việc văn phòng cũng như người khuân vác. Đây có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh xương khớp nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây tàn phế.
Xem thêm:
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 50 tuổi. Dưới 18 và trên 60 tuổi rất hiếm gặp. Những người làm việc nặng nhọc, tư thế làm việc buộc cột sống vận động quá giới hạn như quá ưỡn, quá khom người, vẹo cột sống; đặc biệt sự thoái hoá đĩa đệm. Nói chung theo thời gian đĩa đệm sẽ thoái hoá nhưng nhanh hay chậm tùy thuộc từng người, nếu chấn thương thì đĩa đệm thoái hoá nhanh hơn. Do đó có người thoát vị rất sớm dù không phải lao động nặng.
Đây là bệnh rất thường gặp và đáng quan tâm bởi không chỉ ảnh hưởng lên cá nhân người bệnh mà còn đến kinh tế gia đình và xã hội. Tuy nhiên, do bệnh nhân thiếu thông tin, do một số bác sĩ nhận diện không đúng bệnh lý, lạm dụng thái quá các kỹ thuật chẩn đoán… mà đã có nhiều trường hợp tiền mất tật mang.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng như thế nào?

Các triệu chứng điển hình thường gặp là:
+ Đau chân (đau thần kinh toạ) có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đi kèm với đau thắt lưng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức ở chân trầm trọng hơn đau thắt lưng.
+ Tê bì, yếu và cảm giác kim châm trong chân.
+ Đau thắt lưng hoặc đau mông.
+ Khó kiểm soát đại, tiểu tiện (rất hiếm gặp), đây là dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa rất nguy hiểm mà bệnh nhân cần tư vấn bác sĩ ngay.

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Phần lớn bệnh nhân được điều trị bằng nội khoa, chỉ khoảng 10% là cần can thiệp bằng phẫu thuật.

Điều trị nội khoa

- Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.
- Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.
- Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân.
- Châm cứu giảm đau, tia lase
- Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế tại chỗ bằng novocain.
Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.

Phẫu thuật

Mổ thoát vị khi các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc thoát vị gây chèn ép các rễ thần kinh chi phối vận động các vùng tương ứng gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi dưới…
Đây là bệnh khá phổ biến do vậy việc phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời là vấn đề rất cần thiết.

Những bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Người ta chỉ nghĩ rằng bệnh xương khớp gặp ở người già do quá trình lão hóa chứ ít người biết rằng bệnh này không chỉ riêng ở đối tượng nào mà có thể gặp ở tất cả mọi người. Ở giới trẻ thì do sinh hoạt, làm việc không đúng tư thế kết hợp với việc xương khớp đã có dấu hiệu thoái hóa nên hiện nay đây là đối tượng bị thoát vị đĩa đệm nhiều hơn cả. Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y là phương pháp điều trị theo y học cổ truyền cũng có hiệu quả cao.
Xem thêm:
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Thoát vị đĩa đệm xảy ra bất kỳ phần nào của cột sống. Hơn 90% thoát vị đĩa đệm xảy raở cột sống thắt lưng. Những phần còn lại xảy ra ở cổ và rất it ở cột sống ngực.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và các thủ thuật khác thì bệnh nhân vẫn có cơ hội bình phục trở lại bằng các bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hết sức hiệu quả.
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y
Với phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng đông y thì trước tiên bạn hãy tham khảo qua một số bài thuốc đông y sau:
+ Bài 1: Xuyên ô – 9 gam, Phụ tử 9 gam, Quế chi 9 gam, Độc hoạt 9 gam, Cát căn 9 gam, Can khương 9 gam, Ma hoàng 6 gam, cam thảo 6 gam, Tế tân 3 gam.
+ Bài 2: Trang kí sinh 18 gam, Thạch chi 15 gam, Đương qui 12 gam, Đẳng sâm 12 gam, phục linh 12 gam, Tần giao 12 gam, Đỗ trọng 12 gam, Phòng phong 9 gam, Độc hoạt 9 gam, Xuyên khung 9 gam, Bạch thược 9 gam, Ngưu tất 9 gam, Tế tân 3 gam, Nhục quế 3 gam, Cam thảo 3 gam.
+ Bài 3: Ý dĩ 30 gam, Xương truật 12 gam, Ngưu tất 12 gam, Tần giao 9 gam, Hoàng bá 9 gam.
+ Bài 4: Thục địa 12 gam, Đỗ trọng 12 gam, Hoài sơn 9 gam, Sơn thù 9 gam, Kỉ tử 9 gam, Ngưu tất 9 gam, Thỏ ti tử 9 gam, Tang ký sinh 9 gam, Cao ban long 6 gam, Cao qui bản 6 gam.
+ Bài 5: Thục địa 12 gam, Đỗ trọng 9 gam, Thỏ ti tử 9 gam, Tục đoạn 9 gam, Cao ban long 9 gam, Hoài sơn 9 gam, Kỉ tử 9 gam, Cẩu tích 9 gam, Sơn thù 9 gam, Đương qui 8 gam, Phụ tử 3 gam.
Kết hợp với việc dùng thuốc đông y người bệnh có thể chọn lựa thêm cách châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hết sức hiệu quả. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơ thể hồi phục một cách rất nhanh. Sau đó bác sĩ tiếp tục quá trình điều trị lâu dài cho bệnh bằng các biện pháp xoa nắn tác động vào cột sống, kéo giãn cột sống để điều trị thoát vị đĩa đệm sao cho bệnh nhân hồi phục được ở mức tốt nhất.
Để điều trị thoát vị đĩa đệm  bằng đông y người bệnh cần một thời gian rất dài mới có thể hồi phục hoàn toàn và phải luôn tuân thủ đúng quy trình mà các bác sĩ yêu cầu. Song song với quá trình chữa bệnh cần thay đổi lối sống, làm việc nghỉ ngơi phù hợp tránh gặp lại các triệu chứng của bệnh.