Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Phân biệt đau cách hồi do bệnh mạch máu với các trường hợp khác

Triệu chứng đau cách hồi (từng cơn) ở chân nếu bỏ qua hoặc điều trị nhầm lẫn có thể bỏ mất cơ hội điều trị và theo dõi bệnh mạch máu ở giai đoạn sớm, dẫn tới khả năng hoại tử, đoạn chi về sau.
Xem thêm:
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Phi Long, Trưởng Phân khoa Lồng ngực Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cảnh báo về một số vấn đề liên quan đến bệnh xương khớp ở trẻ em và người lớn.
Tại các phòng khám xương khớp và mạch máu, khoảng hơn một nửa số bệnh nhân than phiền là triệu chứng xảy ra ở hai chân. Đây là nhóm triệu chứng rất thường gặp. Nguyên nhân gây ra có thể đa dạng: bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý thần kinh, bệnh lý mạch máu.
Trong số đó, đau cách hồi là triệu chứng thường dễ bị bỏ sót, hoặc có thể bị nhầm lẫn nếu như khai thác không đầy đủ. Nếu bỏ qua hoặc điều trị nhầm lẫn, bệnh nhân có thể bỏ mất cơ hội điều trị và theo dõi bệnh mạch máu ở giai đoạn sớm, hoặc có thể dẫn tới những hậu quả đáng tiếc về sau.
Đau cách hồi ở chân thường dễ bị bỏ sót, hoặc có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Ảnh minh họa: mentalfloss.com
Thực tế, gần như hầu hết bệnh nhân mạch máu đến khám và điều trị với các triệu chứng đã quá rõ ràng, nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn muộn, như đau chân dữ dội ngay khi nghỉ ngơi, teo cơ thiểu dưỡng nặng nề, hoặc thậm chí tím tái chân, hoại tử chân… Với các tình huống này, kết quả điều trị bệnh mạch máu sẽ rất kém và tỷ lệ đoạn chi rất cao.

Đau cách hồi là gì?

Đau cách hồi là thuật ngữ y khoa, được dịch từ Intermittent claudication, có nguồn gốc Latinh là limp, nghĩa là đi khập khiễng. Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra sau khi người bệnh hoạt động, đi lại một quãng đường nhất định. Vị trí thường ở vùng cẳng chân.
Cơn đau thường chỉ giảm đi, nhẹ bớt khi người bệnh ngồi nghỉ, để thõng chân. Nếu tiếp tục đi lại, sau một quãng đường cố định như cũ, cơn đau sẽ xuất hiện trở lại. Đau cách hồi làm người bệnh không thể đi liên tục trong một quãng đường dài, mà phải khập khiễng và ngắt quãng với từng đoạn đường ngắn, vừa đi vừa nghỉ từng chút một.
Nếu người bệnh hoạt động nặng, chạy nhanh, đi lên dốc, hoặc lội nước, cơn đau sẽ xuất hiện sớm hơn so với đi trên đường bằng phẳng. Vị trí cơn đau cũng có thể xảy ra ở vùng đùi hoặc mông, kèm theo chứng rối loạn cương dương ( hội chứng Lerich), phản ánh khá chính xác vị trí mạch máu bị hẹp tắc.
Đau cách hồi được coi là triệu chứng điển hình của bệnh hẹp tắc động mạch. Bệnh càng tiến triển, quãng đường đi được càng ngắn lại. Cơn đau có thể diễn tiến ngay cả khi nghỉ ngơi nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Phân biệt đau cách hồi do bệnh mạch máu với các trường hợp đau nhức chân do nguyên nhân khác:
Đau cách hồi mạch máu: Ngoài các đặc điểm như đã mô tả ở trên, đau cách hồi điển hình do mạch máu có thể kèm theo các dấu hiệu khác do động mạch bị hẹp tắc mạn tính như giảm hay mất mạch một bên chân, sờ một bên thấy lạnh hơn bên đối diện, teo cơ, rụng lông, hư móng, chân tái nhợt hơn khi giơ cao… Đau cách hồi do hẹp tắc mạch rất ít đáp ứng với các thuốc điều trị giảm đau thông thường.
Đau do nguyên nhân thần kinh: Cơn đau do dây thần kinh bị chèn ép, cũng thường xảy ra và nặng hơn khi người bệnh đi lại. Đau do nguyên nhân này thường nặng hơn ngay khi người bệnh đi những bước đầu, khi có cử động của chân, làm họ phải đi khập khiễng và rất khó khăn trên toàn bộ quãng đường, chứ ít khi xảy ra sau khi đã đi được một quãng đường như đau cách hồi điển hình mạch máu. Khi dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tê rần, kiến bò, hoặc giảm cảm giác, teo cơ… Chân vẫn bắt được mạch rõ, tưới máu tốt, nhìn thấy hồng hào, sờ thấy ấm.
Đau do nguyên nhân xương khớp: Cơn đau do các bệnh lý viêm khớp hoặc thương tổn của gân cơ, dây chằng xảy ra ra khi có chuyển động của các khớp xương, do đó cũng sẽ xuất hiện ngay khi người bệnh bắt đầu cử động, đi lại, thay đổi tư thế. Quãng đường người bệnh đi được không cố định như trong đau cách hồi mạch máu, mà có thể thay đổi ngắn dài tùy theo mức độ đau chân.
Đau có thể xảy ra ở một tư thế nhất định, khi có sự co kéo, dãn các khớp, dây chằng, hoặc có thể kèm theo các dấu hiệu của viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, ấn đau tại chỗ, biến dạng khớp… Đau thường đáp ứng với các thuốc kháng viêm giảm đau và các thuốc bổ trợ về xương khớp đường toàn thân hay tại chỗ khác, sau một thời gian điều trị.

Các triệu chứng khó chịu ở chân do bệnh suy tĩnh mạch:

Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính ít khi gây ra các cơn đau thực sự. Người bệnh thường hay mô tả các cảm giác nặng nề, nhức mỏi, ê ẩm, căng cứng chân, tê rần… xảy ra sau khi đứng lâu, sau một ngày làm việc. Các triệu chứng nặng hơn về chiều tối, và thường nhẹ hơn vào buổi sáng, hay sau khi nghỉ ngơi, gác chân cao. Điểm khác biệt là: đau do hẹp tắc mạch máu sẽ trầm trọng hơn nếu ngồi gác chân cao; người bệnh thường phải ngồi để thõng chân xuống giường.
Các triệu chứng kèm theo của suy tĩnh mạch giúp phân biệt với đau do tắc mạch như tình trạng sưng phù chân quanh mắt cá, vọp bẻ về đêm, dãn các tĩnh mạch nông ngoài da, chân nóng ấm…
Cần lưu ý phân biệt các triệu chứng đau chân có phải là đau cách hồi mạch máu hay không, nhất là trên cơ địa có yếu tố nguy cơ của bệnh hẹp tắc động mạch. Hay nói khác đi, những cơn đau xảy ra trên những người tuổi trên 50, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, hút thuốc lá, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành… kém đáp ứng với các điều trị giảm đau thông thường, cần nghĩ đến nguyên nhân hẹp tắc động mạch. Bệnh nhân nên khám và tư vấn tại các chuyên khoa mạch máu để giúp có thể phát hiện sớm bệnh hẹp tắc động mạch mạn tính, tăng khả năng bảo tồn chi, tránh các biến chứng nặng có thể dẫn tới hoại tử, đoạn chi sau này.

Mách bạn cách giảm cân khi bị huyết áp thấp

Việc giảm cân không chống chỉ định ở những người huyết áp thấp. Huyết áp liên quan tới nhiều yếu tố, được tính bằng công thức sau:
Huyết áp động mạch = Cung lượng tim + Sức cản động mạch.
Xem thêm:
Hai thành phần này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực co bóp của tim, lưu lượng tim, độ quánh của máu, trạng thái hoạt động của mạch, lứa tuổi, giới tính, trạng thái tâm sinh lý, chế độ sinh hoạt, hoạt động thể dục thể thao. Ở cùng một người, khi béo và khi gầy, những yếu tố này có thể sẽ khác nhau. Với vai trò của nhiều yếu tố ảnh hưởng huyết áp như vậy nên không phải khi bạn giảm cân thì huyết áp của bạn sẽ giảm theo.
giảm cân cho người huyết áp thấp
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi các yếu tố trên cho phù hợp để giảm cân mà vẫn giữ được huyết áp, thậm chí tăng đến mức huyết áp chuẩn bằng chế độ ăn và lối sống khoa học hơn. Thực tế, những triệu chứng, biến chứng của cao huyết áp và những bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì còn nguy hiểm hơn, khó kiểm soát hơn chứng bệnh huyết áp thấp.
Bạn có thể giảm cân bằng cách kết hợp giữa phương pháp ăn kiêng và tập luyện thể dục thể thao.
1. Chế độ ăn kiêng
- Thực hiện chế độ ăn từng bữa nhỏ, 5-6 bữa/ngày. Mục đích: Chia nhỏ bữa ăn để năng lượng sản sinh sau khi ăn được đốt cháy tối đa, tránh hiện tượng tích mỡ.
- Hạn chế lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn ở mức thấp nhất có thể. Mỗi bữa bạn giảm dần lượng cơm và thức ăn có nguồn gốc động vật, thay chúng bằng rau hoặc củ cải luộc (1-1,5 miệng bát con/bữa).
- Sau khi ăn cơm, bạn nên ra khỏi nơi đang ăn (ra khỏi phòng ăn và đi ra ngòai, tránh cảm giác thèm ăn).
giảm cân cho người huyết áp thấp
- Khi đói bạn nên sử dụng các loại sữa ít béo và tăng cường calci (thường là các loại sữa dành cho người già hiện có trên thị trường) hoặc 1 lát bánh mì mỏng hay các loại trái cây có năng lượng thấp như dưa chuột, củ đậu.
- Nên chọn quả chín loại không quá ngọt và không quá chua.
- Hạn chế tối đa những thực phẩm giàu chất béo như lạc, vừng, thịt mỡ, các món xào rán, thực phẩm chế biến sẵn, bánh kẹo, đồ ngọt, các thức uống công nghiệp…
- Nước uống: 1,5 – 2 lít/ngày, uống từng ngụm nhỏ, nhiều lần trong ngày
2. Phương pháp luyện tập
Mỗi ngày, bạn cần tiêu thụ 300-500Kcal từ các hoạt động thể lực. Năng lượng này tương đương đi bộ nhanh (đúng kỹ thuật) 30-60 phút. Ngoài ra, bạn có thể tiêu hao năng lượng bằng các hoạt động khác như leo cầu thang, làm việc nhà, đi bơi…
Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, bạn không nên tập quá mạnh mà nên chia từng giai đoạn:
- 3 ngày đầu: Bạn đi bộ mỗi lần khoảng 30 phút, sau đó tăng dần lên 45 phút và 1h
- Sau khoảng 10 ngày: Bạn chuyển sang đi bộ nhanh 10-15 phút rồi đi bộ bình thường 60 phút trong 2-3 ngày
3. Theo dõi
- Ghi lại số lượng thực phẩm đã sử dụng trong mỗi ngày (kể cả đồ ăn và thức uống) để tự kiểm tra và theo dõi
giảm cân cho người huyết áp thấp
- Ghi lại thời gian đã luyện tập hoặc số động tác đã thực hiện được để tăng dần theo từng ngày.
- Cân trọng lượng cơ thể 2-3 lần/tuần và ghi nhận lại các chỉ số này. Lưu ý: nên cân vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và đã đi vệ sinh với số lượng quần áo trên người tối thiểu để hạn chế sai số.

Bật mí những cách chữa huyết áp thấp đơn giản

Huyết áp thấp là tình trạng mức huyết áp giảm đột ngột so với bình thường gây ra những triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, ngất xỉu, mờ mắt, da dẻ trắng bệch, người lạnh toát. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng, do đó để có thể chữa bệnh huyết áp thấp nhanh chóng bạn có thể áp dụng những phương pháp tuyệt vời dưới đây!
Xem thêm:

Chữa huyết áp thấp khẩn cấp như thế nào?

Bật mí những cách chữa huyết áp thấp đơn giản
Bật mí những cách chữa huyết áp thấp đơn giản
Để chữa huyết áp thấp còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân của bệnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thử một số những biện pháp khắc phục đơn giản để làm giảm triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 10 phương pháp đơn giản có thể thực hiện khẩn cấp khi bị huyết áp thấp?

 Nước muối

Nước muối có tác dụng trong việc chữa huyết áp thấp vì natri trong muối sẽ làm tăng huyết áp. Nhưng cũng có một lưu ý cho bạn là đừng lạm dụng phương pháp này, vì lượng muối cung cấp qúa nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần trộn nửa muỗng muối tinh vào một ly nước và uống sẽ giúp đường huyết được ổn định.

Cà phê hoặc socola đen

Cách chữa huyết áp thấp bằng cà phê
Cách chữa huyết áp thấp bằng cà phê
Cà phê, socola đen, một tách ca cao nóng hay bất cứ một loại đồ uống có chứa cafein cũng có tác dụng làm huyết áp của bạn tăng trở lại. Nếu như bạn thường xuyên bị huyết áp thấp, hãy uống một tách cà phê và buổi sáng hoặc dùng vào những bữa ăn, sẽ giúp huyết áp được ổn định. Nhưng đừng để nó trở thành một thói quen vì như vậy về lâu về dài caffeine sẽ không tốt cho sức khỏe.

Nho khô

Nho khô được biết tới như một phương thuốc truyền thống giúp chữa huyết áp thấp một cách tự nhiên.
Bạn có thể thực hiện bằng cách:
- Cho 30 đến 40 quả nho khô vào trong cốc nước để qua đêm.
- Uống vào buổi sáng khi dạ dày còn đang rỗng.
- Áp dụng phương pháp này một vài tuần hoặc một tháng những triệu chứng huyết áp thấp sẽ được giảm hẳn.

Húng quế

Húng quế rất có lợi cho người bị huyết áp thấp, trong húng quế rất giàu vitamin C, magiê, kali, axit pantothenic. Hơn nữa, nó còn có tác dụng giúp cân bằng tâm trí và làm giảm bớt căng thẳng.
Tác dụng bất ngờ của húng quế trong việc chữa bệnh huyết áp thấp
Tác dụng bất ngờ của húng quế trong việc chữa bệnh huyết áp thấp
Dùng 10 – 15 lá húng quế xay thành nước ép, sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào trộn đều. Uống nước ép này hàng ngày khi dạ dày rỗng hoặc bạn có thể nhai 4 – 5 lá húng quế vào mỗi sáng cũng giúp chữa bệnh huyết áp thấp rất tốt.

Rễ cam thảo

Rễ cam thảo cũng là một phương thuốc phổ biến giúp chữa bệnh huyết áp thấp tuyệt vời. Nó giúp ngăn chặn các enzyme phân hủy cortisol và adrenalin hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh và chữa hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Bạn có thể dùng một muỗng rễ cam thảo khô hoặc xay thành bột cho vào cốc nước sôi trong khoảng 5 phút và uống hàng ngày sẽ giúp huyết áp được ổn định.

Củ cải đường

Nước ép củ cải đường rất hữu ích trong việc đối phó với triệu chứng huyết áp thấp. Đối với người có dấu hiệu huyết áp tụt có thể uống một cốc nước ép củ cải đường 2 lần/ ngày trong khoảng 1 tuần. Ngoài ra những loại nước ép trái cây tự nhiên cũng có tác dụng trong việc chữa huyết áp thấp.

Những thực phầm cao huyết áp cần tránh

Cao huyết áp là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều căn bệnh về tim mạch, có thể chết người.
Muối giúp cho món ăn bớt nhạt nhẽo, tăng khẩu vị nhưng trớ trêu thay, ngày nay khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là cao huyết áp. Việc tích trữ natri trong cơ thể cũng có thể gây ra sự thu nhỏ động mạch làm tim sẽ gặp trở ngại lớn khi truyền máu vào mao mạch, gây ra cao huyết áp.
Xem thêm:
Những người cao huyết áp nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa kali, magiê cao vì có tác dụng làm hạ huyết áp. Nếu hàm lượng canxi, clo cao sẽ dẫn tới cao huyết áp. Ăn nhiều thức ăn có hàm lượng magiê như các loại hoa quả có vỏ cứng, đậu nành, đậu Hà Lan, ngũ cốc, thực phẩm chế biến từ biển, các loại rau có màu xanh thẫm, sữa dê cũng có tác dụng giảm huyết áp.
Hấp thụ lượng lớn thức ăn có nhiều chất xơ có thể giảm huyết áp. Nguyên nhân là thức ăn có chất xơ có thể thúc đẩy sự trao đổi cholesterol, gây ức chế cho việc hấp thu cholesterol, làm giảm huyết áp. Không nên sử dụng rượu cồn, cà phê, thuốc lá vì có thể làm cho huyết áp tăng cao.
thực phẩm nhiều chất xơ có thể giảm cao huyết áp
Hấp thụ lượng lớn thức ăn có nhiều chất xơ có thể giảm huyết áp. (Ảnh minh họa)
Người bị cao huyết áp cần điều chỉnh hợp lý chế độ ăn uống, khống chế năng lượng, giảm cân, giữ gìn cân nặng tiêu chuẩn. Mỗi ký cân nặng chỉ nên cung cấp khoảng là 20 – 30 kcal hoặc thấp hơn một chút. Nên ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu, các loại đậu, cà rốt, rau cần, hải đới, tảo, bí đao, quả mướp, mộc nhĩ trắng, nấm, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt vừng, quả hạch đào, chuối tiêu, bưởi, táo… Tránh những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo và hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, bơ, gan lợn, óc lợn…

Biến chứng của bệnh cao huyết áp

Biến chứng do huyết áp cao gây ra là rất nguy hiểm, thậm chí có thể khiến bị mù mắt.
Huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch cung cấp máu cho võng mạc, ảnh hưởng tới thị lực, nếu không phát hiện sớm để điều trị thì nguy cơ mù rất cao.
Xem thêm:
Bình thường số đo huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 đến 89 mmHg. Bệnh tăng huyết áp là một bệnh lý trong đó trị số  huyết áp lúc nghỉ cao hơn mức bình thường: Tăng huyết áp thu đơn thuần khi ≥ 140 mmHg, Tăng huyết áp tâm trương đơn thuần khi ≥ 90 mmHg, hoặc tăng cả hai.
Tăng huyết áp có thể gây mù
Tăng huyết áp là một bệnh tim mạch thường gặp, các biến chứng của bệnh là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở người lớn tuổi. Bệnh tăng huyết áp tiến triển lâu ngày sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan như: não, tim, thận, mắt, mạch máu… Tăng huyết áp làm giảm tuổi thọ 10 – 20 năm và nguy cơ biến chứng sẽ diễn ra sau 7 – 10 năm mắc bệnh, trên 50% sẽ có tổn thương cơ quan đích: tai biến mạch máu não, bệnh võng mạc, suy thận…
Mùa đông, những người mắc bệnh huyết áp cao rất khó khăn trong việc giữ gìn sức khỏe. Huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng. Mùa đông, nhiệt độ cơ thể thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo… sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Ngoài ra, tâm trạng hàng ngày như lo lắng, căng thẳng, tức giận… sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.

Cao huyết áp là căn bệnh thường gặp ở người già (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
ThS.BS Nguyễn Diệu Linh, bệnh viện Mắt Trung ương, huyết áp tăng cao làm tổn thương những mạch cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến tổn thương các tế bào của võng mạc, gây giảm thị lực, nếu không phát hiện sớm để điều trị thì nguy cơ mù rất cao.
Thông thường, bệnh nhân không tự phát hiện được các triệu chứng sớm của bệnh lý võng mạc do tăng huyết áp (có thể có một số triệu chứng đi kèm như đau đầu và các rối loạn về thị lực). Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh võng mạc tăng huyết áp nên phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị huyết áp. Có thể bổ sung thuốc tăng cường tuần hoàn, thuốc giãn mạch, bền thành mạch.
Để phòng ngừa bệnh võng mạc do tăng huyết áp, bệnh nhân tăng huyết áp phải điều trị huyết áp ổn định, đi khám mắt định kỳ và tiến hành soi đáy mắt để có hướng điều trị, tránh gây tổn thương mắt dẫn tới mù loà.
Lưu ý đối với người tăng huyết áp
Các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy hại cho người mắc bệnh huyết áp cao. Theo các chuyên gia, trong cuộc sống hàng ngày người bị bệnh cao huyết áp nên chú ý một số điều sau:

Thường xuyên kiểm tra huyết áp là điều cần thiết để tránh những biến chứng xấu xảy ra do cao huyết áp (Ảnh minh họa)
- Giữ ấm trong màu lạnh
- Hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, hạn chế thuốc là, rượu,…
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực quyền và khí công…
- Giữ cho tinh thần không bị rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Tức giận, lo lắng có thể gây ra đứt mạch máu não. Duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, hạn chế tức giận, lo lắng, buồn phiền …
- Uống thuốc đều đặn, duy trì huyết áp ổn định. Cần khám bác sĩ khi có biểu hiện bất thường, khó chịu vì đó có thể là dấu hiệu của huyết áp cao.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nửa đầu

Đau nửa đầu là bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị căng thẳng trong công việc. Điều đó khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng vậy làm cách nào để tránh được đau nửa đầu tại nơi làm việc hiệu quả nhất?
Xem thêm:

Những nguyên nhân gây ra đau nửa đầu

Sự căng thẳng chính là lý do khiến cho chứng đau nửa đầu ghé thăm bạn. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như thay đổi trong chế độ ăn, mất ngủ, ăn không đúng bữa, sử dụng quá nhiều caffeine cũng khiến cho triệu chứng đau nửa đầu trở nên trầm trọng hơn.

Ánh sáng

Ánh sáng từ màn tình máy tính cũng có thể gây ra đau nửa đầu
Ánh sáng từ màn tình máy tính cũng có thể gây ra đau nửa đầu
Ánh sáng từ màn hình máy tính có thể gây ra đau nửa đầu. Một nghiên cứu mới đây đã được công bố trên tạp chí khoa học thần kinh đã chỉ ra rằng những người bị chứng đau nửa đầu rất nhạy cảm với ánh sáng và thậm chí đối với những người có tầm nhìn kém có thể trải qua cơn đau nửa đầu nặng hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.

Mùi

Bên cạnh cảm xúc căng thẳng có thể kích thích cơn đau nửa đầu thì việc thường xuyên ngửi mùi thuốc lá hoặc một mùi nước hoa mạnh cũng sẽ kích thích cơn đau.

Tiếng ồn

Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra đau nửa đầu đang phát triển mạnh mẽ. Tiếng ồn lớn hoặc quá đột ngột có thể gây ra chứng đau nửa đầu hoặc làm cho nó tồi tệ hơn.

Thực phẩm và đồ uống

Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nửa đầu
Làm thế nào để khắc phục tình trạng đau nửa đầu
Thực phẩm cũng là một tác nhân quan trọng gây ra bệnh. Do đó điều quan trọng là bạn cần phải chú ý tới những gì bạn ăn tại nơi làm việc, đồng thời hạn chế ăn những thức ăn vặt trong thời gian nghỉ. Những thực phẩm từ thịt, socola và những thực phẩm có chứa nhiều bột ngọt hoặc cà phê cũng là thủ phạm khiến bạn bị đau nửa đầu ghé thăm.

Làm việc quá sức

Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải gắng sức nhiều và thường xuyên căng thẳng thì đó chính là lý do bạn bị đau nửa đầu. Mặt khác, việc tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên là một ý kiến tuyệt vời giúp đánh bại những triệu chứng đau nửa đầu.

Cách tránh xa đau nửa đầu tại nơi làm việc

Việc thay đổi tâm trạng, giảm bớt sự căng thẳng, ngủ đủ giấc, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là những gì bạn có thể làm để tránh những triệu chứng đau nửa đầu ghé thăm. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể:
Nghe nhạc giúp giảm đau nửa đầu
Nghe nhạc giúp giảm đau nửa đầu
Thư giãn: Nghe một bản nhạc yêu thích, luyện tập yoga, thiền định và hít thở sâu để thư giãn
Chế độ dinh dưỡng: Ăn một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, không bỏ bữa, tránh những thực phẩm thịt có chứa nitrat như thịt nguội, xúc xích, thịt phơi khô, lạp xưởng,.. những thực phẩm lên men, thức ăn để qua đêm… đồng thời uống nhiều nước
Ngủ đủ giấc: Mỗi người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ. Bên cạnh đó bạn cũng cần ngủ trước 23 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi.
Ánh sáng vừa đủ: Đừng nên ngồi tại khu vực có đèn huỳnh quang hoặc đèn nhấp nháy rọi thẳng vào mắt và giảm ánh sáng từ màn hình máy tính.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Thuốc tiểu đường từ nhân sâm

Thuốc tiểu đường hiệu quả từ cây thảo dược. Trong y học cổ truyền tiểu đường thuộc phạm vi chứng bệnh tiêu khát với các biểu hiện điển hình như khát nước, đi tiểu liên tục, người gầy, ăn nhiều hay đói. Theo kinh nghiệm của y học Phương Đông đã áp dụng một số loại thảo dược làm thuốc tiểu đường rất hiệu quả mà lại không gây ra bất tác dụng phụ nào cho người bệnh. Dưới đây bạn đọc có thể tham khảo áp dụng một số thảo dược dùng trị bệnh tiểu đường đặc biệt tiểu đường tuýp 2.

Xem thêm:
Thuốc tiểu đường hiệu quả từ cây thảo dược

1. Thuốc tiểu đường hiệu quả với cây bạch truật

 Trong y học cổ truyền, bạch truật được dùng phối hợp với một số dược thảo khác để trị tiểu đường rất tốt. Các hoạt chất gây hạ đường máu là các atractan A, B và C.
Bài thuốc tiểu đường: Bạch truật 12g, hoàng kỳ 65g, đảng sâm 25g, hoài sơn 15g, phục linh 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Mỗi đợt điều trị 2 tháng.

2. Thuốc tiểu đường với cam thảo đất

Hoạt chất amellin trong cam thảo đất có tác dụng làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh tiểu đường, sự giảm nồng độ đường trong máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở bệnh nhân tiểu đường và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.

3. Thuốc tiểu đường với câu kỷ

Câu kỷ có tác dụng hạ đường huyết và tác dụng ức chế men aldose reductose. Men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào, là nguyên nhân quan trọng sinh những biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường như bệnh về võng mạc, thần kinh và thận. Câu kỷ được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ truyền để làm thuốc chống bệnh tiểu đường.
Bài thuốc tiểu đường: Câu kỷ 12g, thục địa 20g, hoài sơn 20g, thạch hộc 12g, mẫu đơn bì 12g, sơn thù 8g, rễ qua lâu 8g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

4. Thuốc tiểu đường hiệu quả từ hành tây

Hành tây có tác dụng hạ đường huyết rất tốt. Hành tây sống cho vào thức ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin đã có tác dụng hiệp đồng và làm giảm liều thuốc cần thiết để điều trị bệnh. Ðể làm giảm đường máu, cho bệnh nhân tiểu đường uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.

5. Mướp đắng vị thuốc tiểu đường hiệu quả nhất

Quả mướp đắng còn xanh có tác dụng hạ đường máu,  làm chậm sự phát triển bệnh võng mạc và đục thủy tinh thể của mắt. Mướp đắng có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ những gốc tự do – là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Quả mướp đắng có tác dụng làm tăng khả năng dung nạp glucose của bệnh nhân tiểu đường. Hoạt chất chính trong mướp đắng có tác dụng hạ đường máu là charantin, glycosid steroid.
Bài thuốc tiểu đường: Dùng quả mướp đắng đã phát triển to nhưng còn xanh, thái mỏng, phơi nắng cho khô. Khi dùng tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng 2 tháng dùng thuốc, khi đường máu hạ xuống gần mức bình thường, giảm liều thuốc xuống một nửa để duy trì. Nếu có nhu cầu dự trữ mướp đắng khô lâu ngày để dùng dần thì để nơi khô mát, thỉnh thoảng đem phơi hay sấy khô để tránh mốc mọt.

6. Thuốc tiểu đường từ nhân sâm

Nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường.
Bài thuốc tiểu đường: Nhân sâm 15g, thiên môn 30g, sơn thù 25g, câu kỷ 15g, sinh địa 15g. Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30ml cao, sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170ml cao lỏng, trộn lẫn hai cao này. Mỗi lần uống 20ml, ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.

7. Thuốc tiểu đường từ sinh địa

Hoạt chất hạ đường máu là các glycosid iridoid A, B, C và D. Sinh địa cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thể thủy tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở bệnh nhân ÐTÐ. Sinh địa được dùng phối hợp với các vị khác trong y học cổ truyền để trị bệnh tiểu đường
Bài thuốc tiểu đường:
a/ Sinh địa 800g, hoàng liên 600g. Giã sinh địa vắt lấy nước, tẩm vào hoàng liên, phơi khô rồi lại tẩm, làm như vậy cho đến hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên, làm thành viên. Mỗi lần uống 10g, ngày dùng 2-3 lần.
b/ Sinh địa, hoài sơn, phục linh, mỗi vị 15g; Sơn thù, trạch tả, ngưu tất, mỗi vị 10g; Hạt mã đề, mẫu đơn bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.

8. Thuốc tiểu đường với thiên môn

Trong y học cổ truyền, thiên môn được dùng phối hợp với các dược thảo khác trị bệnh tiểu đường.
Bài thuốc tiểu đường: Thiên môn 12g, thạch cao 20g; Sa sâm, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ, mỗi vị 12g; Tâm sen 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trong những chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai không giống như các dạng tiểu đường khác tiểu đường thai kỳ sẽ hết khi bé chào đời. Theo thống kê tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 3-5% số thai nghén, tuy tiểu đường thai kỳ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người mẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ gặp biến chứng thai sản rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Xem thêm:
Người mẹ khi mắc phải tiểu đường thai kỳ nếu không biết cách giữ đường huyết của mình luôn ở mức bình thường thì sẽ dẫn tới các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ bé.Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì ?

Đây là một loại tiểu đường mà một số phụ nữ mắc phải trong thai kỳ. Từ 2 đến 10% phụ nữ mang thai mắc chứng bệnh này, khiến nó trở thành một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến nhất trong thai kỳ. Tiểu đường là một vấn đề phức tạp, nhưng nói ngắn gọn nó có nghĩa là bạn có mức đường huyết cao bất thường.

Cơ chế hình thành tiểu đường thai kỳ

Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa sẽ chuyển hóa phần lớn thức ăn thành một loại đường gọi là glucose. Glucose ngấm vào máu và sau đó, dưới sự hỗ trợ của insulin (một hóc môn sản xuất bởi tuyến tụy), các tế bào sẽ chuyển đường glucose đó thành năng lượng sống. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin – hoặc các tế bào gặp vấn đề trong việc đáp ứng lại tác dụng của insulin – sẽ gây ra tình trạng quá nhiều đường glucose ở lại trong máu của bạn, thay vì di chuyển vào các tế bào và chuyển thành năng lượng.
Khi bạn có thai, sự thay đổi hóc môn có thể làm cho các tế bào trong cơ thể bạn ít đáp ứng hơn với insulin. Với đa số phụ nữ mang thai, điều này không phải là một vấn đề: khi cơ thể cần nhiều insulin hơn, tuyến tụy sẽ chịu trách nhiệm sản xuất thêm. Nhưng nếu tuyến tụy của bạn không thể bắt kịp với nhu cầu insulin tăng cao trong thai kỳ, mức đường máu của bạn sẽ lên cao dần, kết quả là chứng tiểu đường thai kỳ.
Đa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ không tiếp tục bị tiểu đường nữa sau khi sinh con (thai kỳ kết thúc). Tuy nhiên, một khi bạn đã bị tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ bị tái phát cao hơn trong thai kỳ sau và trong giai đoạn sau này của cuộc đời.

Yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Những phụ nữ có nguy cơ cao nhất là những người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc đã từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó, hay những người sinh một hoặc nhiều con có trọng lượng “đáng nể” khi mới chào đời. Những phụ nữ thừa cân và những phụ nữ từng sảy thai hay tiền sản giật cũng có nguy cơ cao.
Ngoài ra, những nhóm phụ nữ sau cũng có nguy cơ:
- Những bà mẹ lớn tuổi (có khuynh hướng phát triển bệnh đái tháo đường do tuổi tác).
- Những phụ nữ mắc bệnh huyết áp cao.
- Những phụ nữ mà từng có trọng lượng quá khổ sau sinh (nặng hơn 4kg).
- Những phụ nữ mà có cha/mẹ hay anh/chị em ruột mà từng phải tiêm insulin bổ sung.

Nguy cơ ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Đối với người mẹ
Người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng; có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị tiểu đường nặng hơn. Có khoảng 5% đến 20% bà mẹ bị tiểu đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh tiểu đường khi mang thai có nguy cơ sẩy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt.
Đối với thai nhi
Thai nhi của các bà mẹ bị tiểu đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3-6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai, sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi.
Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh tiểu đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ có mẹ bị tiểu đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường.
Con của các bà mẹ tiểu đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị tiểu đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogene ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây đẻ khó, có tỷ lệ mổ cao, nếu đẻ thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Vì vậy trẻ sơ sinh của các bà mẹ mắc tiểu đường thường được coi là “những em bé khổng lồ nhưng chân đất sét”.
Những giờ đầu tiên sau khi sinh, con của những bà mẹ bị tiểu đường có thể bị hạ đường huyết. Thậm chí nếu hạ đường huyết kéo dài và trầm trọng có thể làm tổn thương não của trẻ. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết tốt ở người mẹ có thể ngăn ngừa tình trạng này. Sau sinh nên kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
Con của những bà mẹ bị tiểu đường thường bị vàng da nhẹ, do lượng bilirubin trong máu tăng cao. Hiện tượng này có thể được điều trị bằng cách bù nước và chiếu đèn.

Vì sao phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

- Tiểu đường thai kỳ có thể gây những biến chứng cho cả mẹ,  thai, trẻ sơ sinh và cả khi trẻ lớn lên. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh. Đối với thai, đái tháo đường thai nghén có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ  ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu, vàng da;  khi lớn lên trẻ có thể bị béo phì, đái tháo đường type 2. Chính vì vậy cần phải làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để chuẩn đoán sớm và kịp thời điều trị, tránh các biến chứng cho cả mẹ và con là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
- Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng. Đó là lý do vì sao hầu hết phụ nữ mang thai nên thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose khi có thai được 24 đến 28 tuần.
- Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao đối với tiểu đường hoặc đang có những dấu hiệu như có đường trong nước tiểu, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm nghiệm pháp này từ lần khám thai đầu tiên, và lặp lại vào tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ nếu kết quả của lần xét nghiệm đầu tiên là âm tính.

Các chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

- Chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong lần khám thai đầu tiên : Cho làm xét nghiệm glucose máu lúc đói, HbA1c hoặc glucose máu ngẫu nhiên để sàng lọc đái tháo đường lâm sàng (clinical diabetes), đái tháo đường thai nghén (gestational diabetes) hoặc bình thường.
- Chỉ định nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuần thứ 24 -28 của thai kỳ : Nghiệm pháp có thể  được chỉ định ở “tất cả các thai phụ hoặc các thai phụ có nguy cơ đái tháo đường thai nghén cao.

Cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để phát hiện sớm ra tiểu đường thai kỳ thì các thai phụ cần làm test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 24 và 28. Một đồ uống có đường nhưng không có ga được trao cho người mẹ để uống trước khi làm xét nghiệm. Thai phụ có thể được làm xét nghiệm máu trong vòng 1 tiếng sau khi uống xong. Thời gian là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm được biết trong vòng 1-2 ngày sau đó.
Những người mẹ với lượng glucose cao sau các xét nghiệm sàng lọc sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose. Điều này có nghĩa mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm và chờ đợi 1-2 ngày để biết kết quả. Nếu kết quả cho mức độ cao của đường, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận. Chế độ ăn uống và tập luyện có thể kiểm soát mức độ insulin. Trường hợp mức độ đường là rất cao, tiêm insulin là cần thiết.

Làm gì khi mắc tiểu đường thai kỳ

Hầu hết phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ trong giai đoạn mang thai đều sinh con bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ khi mang thai sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường thực thụ trong khoảng 20 năm sau. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau này.

Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được xếp vào một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam ước tính có khoảng 5 triệu người đang mắc phải bệnh tiểu đường, con số này còn tiếp tục gia tăng nếu như người dân không tự biết bảo vệ sức khỏe của mình.
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn các bạn tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường gồm: Bệnh tiểu đường là gìCơ chế phát phát sinh bệnh tiểu đườngphân loại bệnh tiểu đường,nguyên nhân bệnh tiểu đường,  triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.

Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường

Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia làm 2 dạng tiểu đường chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

-    Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
-    Do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
–    Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

-    Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
-    Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.

Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường về cơ bản gồm có 7 triệu chứng chính có thể nhận biết:
1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường

Mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường là giúp người bệnh luôn giữ được mức đường huyết ổn định, ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện cảu biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.
Để làm điều này thì người bệnh phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra tùy theo từng đối tượng bệnh nhân bao gồm : Chế độ ăn kiêng + Vận động tập thể dục + Thuốc điều trị.
- Với chế độ ăn kiêng người bệnh phải thực sự lưu ý ăn uống luôn đảm bảo yếu tố dinh dưỡng nhưng không để đường huyết tăng. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nên ăn nhiều rau xanh…cùng những thực phẩm có lợi cho bệnh tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường nên có thói quen tích cực vận động. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?

Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường kết hợp cùng với chế độ luyện tập  thể dục và thuốc điều trị. Bệnh tiểu đường nên ăn gì để luôn đảm bảo về yếu tố dinh dưỡng không gây tăng đường huyết và phòng ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường nên ăn gì
Để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì ? thì trước hết chúng ta cần phải biết mục đích chính trong điều trị tiểu đường là làm cho đường huyết không tăng luôn ở mức ổn định để ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường có thể gây ra. Chính vì vậy bất kỳ ai khi mắc phải bệnh tiểu đường hãy học cách sống chung với nó và tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường đặc biệt là biết cách vận hành theo đúng quy trình điều trị tiểu đường : Chế độ ăn uống + Tập thể dục + Thuốc điều trị.  Muốn vậy bạn hãy tự mình trả lời  cho câu hỏi sau đây: Bệnh tiểu đường nên ăn gì để không gây tăng đường huyết và phòng ngừa biến chứng ? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
– Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
– Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?

Người bệnh tiểu đường nên ăn các thực phẩm có ích cho bệnh tiểu đường như rau quả, trái cây và thịt, cá, tôm…với thứ tự ưu tiên như sau:
– Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau quả: Rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị tiểu đường như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…
Các loại rau trên nên dùng tươi sống, hoặc luộc chín, hấp, nấu canh, hạn chế dùng dưới dạng xào, chiên nhiều dầu mỡ khó tiêu, nướng chín.
Bệnh tiểu đường nên ăn gì
– Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây: Một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Một số có thể dùng nhưng chỉ với số lượng ít như: táo tây (1 trái), nho tươi (2 trái nhỏ), đu đủ chín (1/4 trái nhỏ), dứa (1/2 trái), chuối (1 trái), sa-pô-chê (1/2 trái)…Với bệnh tiểu đườn không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.
– Với chất đạm: Bệnh tiểu đường chỉ nên ăn dùng thịt nạc (heo, bò, gà), trứng hoặc đậu hũ. Cá sông rất tốt cho người tiểu đường là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.
– Với chất béo: Người bệnh tiểu đường nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ô-liu.
Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ hủy hoại sức khỏe của người bệnh mà nó còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho gia đình bệnh nhân, đặc biệt là khi bệnh nhân xảy ra các biến chứng về tim mạch, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, và hoại tử chân tay, hôn mê sâu… Gánh nặng về y tế và xã hội phục vụ cho việc điều trị tiểu đường là một vấn đề rất được quan tâm. Các phương pháp điều trị tiểu đường hiện nay chủ yếu là đưa insulin từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tiết ra insulin nhằm làm tăng lượng insulin trong máu giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh.
Ngoài ra, nhiều người bệnh còn áp dụng các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh như: uống nước lá dứa phơi khô, nước mướp đắng hoặc nước cỏ cà ri xay… Dù không thể chữa khỏi, nhưng những phương pháp điều trị tiểu đường có thể giúp người bệnh ổn định sức khỏe và quan trọng hơn cả là ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm luôn đi cùng với căn bệnh này. Để có một sức khỏe tốt, duy trì lượng đường huyết ổn định giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm thì cùng với việc sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị tiểu đường, người bệnh cũng cần áp dụng một chế độ ăn uống và vận động hợp lý.