Chế độ ăn uống dành cho người tiểu đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh tiểu đường kết hợp cùng với chế độ luyện tập thể dục và thuốc điều trị. Bệnh tiểu đường nên ăn gì để luôn đảm bảo về yếu tố dinh dưỡng không gây tăng đường huyết và phòng ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
Để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì ? thì trước hết chúng ta cần phải biết mục đích chính trong điều trị tiểu đường là làm cho đường huyết không tăng luôn ở mức ổn định để ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng tiểu đường có thể gây ra. Chính vì vậy bất kỳ ai khi mắc phải bệnh tiểu đường hãy học cách sống chung với nó và tự trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường đặc biệt là biết cách vận hành theo đúng quy trình điều trị tiểu đường : Chế độ ăn uống + Tập thể dục + Thuốc điều trị. Muốn vậy bạn hãy tự mình trả lời cho câu hỏi sau đây: Bệnh tiểu đường nên ăn gì để không gây tăng đường huyết và phòng ngừa biến chứng ? Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h: < 180 mg/dl ( 10mmol/l
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
– Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
– Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
– Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì ?
Người bệnh tiểu đường nên ăn các thực phẩm có ích cho bệnh tiểu đường như rau quả, trái cây và thịt, cá, tôm…với thứ tự ưu tiên như sau:
– Bệnh tiểu đường nên ăn nhiều rau quả: Rau mồng tơi, cải bẹ trắng, rau dền cơm, dưa leo, mướp đắng, rau diếp, củ cải, xà-lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, bầu, bí, cần tây, cà chua. Một số rau quả khác cũng rất có ích cho người bị tiểu đường như: đậu bắp, rau đay, bông súng, củ sắn nước, đậu hũ, đậu cô-ve, đậu xanh, giá sống, nấm đông cô, mộc nhĩ trắng, cà tím, các loại rau thơm, mè đen, tỏi, hành tây…
Các loại rau trên nên dùng tươi sống, hoặc luộc chín, hấp, nấu canh, hạn chế dùng dưới dạng xào, chiên nhiều dầu mỡ khó tiêu, nướng chín.
– Người bệnh tiểu đường nên ăn các loại trái cây: Một số trái cây tươi, ít ngọt sẽ cung cấp nhiều vitamin C và chất khoáng như: mận, điều, cam, quýt, bưởi, khế, mơ, dưa gang, dưa hấu. Một số có thể dùng nhưng chỉ với số lượng ít như: táo tây (1 trái), nho tươi (2 trái nhỏ), đu đủ chín (1/4 trái nhỏ), dứa (1/2 trái), chuối (1 trái), sa-pô-chê (1/2 trái)…Với bệnh tiểu đườn không nên ăn trái cây khô, trái cây đóng hộp.
– Với chất đạm: Bệnh tiểu đường chỉ nên ăn dùng thịt nạc (heo, bò, gà), trứng hoặc đậu hũ. Cá sông rất tốt cho người tiểu đường là: cá lóc, cá rô, cá chạch, cá chốt, cá trê, cá bống, cá thác lác. Một số cá biển như: cá chim, cá thu, cá mực, tôm, cua, nghêu, ốc, hến đều có thể dùng.
– Với chất béo: Người bệnh tiểu đường nên dùng dầu đậu nành, dầu mè, dầu đậu phụng, dầu ô-liu.
Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ hủy hoại sức khỏe của người bệnh mà nó còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho gia đình bệnh nhân, đặc biệt là khi bệnh nhân xảy ra các biến chứng về tim mạch, giảm thị lực dẫn đến mù lòa, và hoại tử chân tay, hôn mê sâu… Gánh nặng về y tế và xã hội phục vụ cho việc điều trị tiểu đường là một vấn đề rất được quan tâm. Các phương pháp điều trị tiểu đường hiện nay chủ yếu là đưa insulin từ ngoài vào qua tiêm truyền hoặc kích thích tế bào tụy tiết ra insulin nhằm làm tăng lượng insulin trong máu giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của căn bệnh.
Ngoài ra, nhiều người bệnh còn áp dụng các phương pháp dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh như: uống nước lá dứa phơi khô, nước mướp đắng hoặc nước cỏ cà ri xay… Dù không thể chữa khỏi, nhưng những phương pháp điều trị tiểu đường có thể giúp người bệnh ổn định sức khỏe và quan trọng hơn cả là ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm luôn đi cùng với căn bệnh này. Để có một sức khỏe tốt, duy trì lượng đường huyết ổn định giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm thì cùng với việc sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị tiểu đường, người bệnh cũng cần áp dụng một chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét