Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được xếp vào một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam ước tính có khoảng 5 triệu người đang mắc phải bệnh tiểu đường, con số này còn tiếp tục gia tăng nếu như người dân không tự biết bảo vệ sức khỏe của mình.
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường
Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn các bạn tìm hiểu sâu hơn về bệnh tiểu đường gồm: Bệnh tiểu đường là gìCơ chế phát phát sinh bệnh tiểu đườngphân loại bệnh tiểu đường,nguyên nhân bệnh tiểu đường,  triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường và cách điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.

Cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường

Để tìm hiểu cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường chúng ta có thể mô phỏng quá trình hoạt động của cơ thể như sau:
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Giải thích cho quá trình này như sau: Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.

Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được chia làm 2 dạng tiểu đường chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

-    Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
-    Do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
–    Yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

-    Yếu tố di truyền: Gen đóng vai trò quan trọng đối với bệnh tiểu đường loại 2. Gen hoặc những nhóm gen biến thể có thể tác động làm suy giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
-    Do béo phì và lười vận động: Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.

Triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường về cơ bản gồm có 7 triệu chứng chính có thể nhận biết:
1. Khát nước quá mức bình thường, khô miệng ngay cả sau khi uống nước.
2. Thường xuyên đi tiểu và thường đi ngay sau khi uống nước khoảng 15-20 phút. Tuy nhiên cũng không nên vội kết luận rằng một người bị bệnh tiểu đường dựa trên triệu chứng ít này vì cũng có những nguyên nhân khác cũng gây ra đi tiểu nhiều như ăn quá nhiều đồ hải sản…
3. Giảm cân hoặc tăng cân bất thường và kèm theo mệt mỏi. Điều này có thể là do các vấn đề khác như tăng hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra y tế và xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân.
4. Mờ mắt. Đây là một vấn đề cần được quan tâm cẩn thận do nhiều người được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường ngay sau khi họ gặp vấn đề với tầm nhìn. Tiểu đường có thể gây ra mù tạm thời, đôi khi là mù vĩnh viễn.
5. Buồn nôn, khi đó có thể người bệnh có những biểu hiện nôn đi kèm hoặc không nôn.
6. Chậm hồi phục từ các vết thương. Một số người sẽ thấy rằng họ dễ dàng bị thâm tím, loét hoặc tổn thương da khi va chạm nhẹ và thường thì các vết thương này lâu lành.
7. Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ và nhiễm trùng nấm men ở nam giới.

Cách điều trị bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường

Mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường là giúp người bệnh luôn giữ được mức đường huyết ổn định, ngăn ngừa và làm chậm sự xuất hiện cảu biến chứng tiểu đường có thể xảy ra.
Để làm điều này thì người bệnh phải thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra tùy theo từng đối tượng bệnh nhân bao gồm : Chế độ ăn kiêng + Vận động tập thể dục + Thuốc điều trị.
- Với chế độ ăn kiêng người bệnh phải thực sự lưu ý ăn uống luôn đảm bảo yếu tố dinh dưỡng nhưng không để đường huyết tăng. Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, nên ăn nhiều rau xanh…cùng những thực phẩm có lợi cho bệnh tiểu đường.
- Người bệnh tiểu đường nên có thói quen tích cực vận động. Mỗi ngày nên dành từ 30 – 45 phút để đi bộ. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe. Thể thao chính là một phương pháp điều trị không dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét