Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Đối tượng mắc tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat khi insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động của cơ thể. Biểu hiện ban đầu của người mắc bệnh tiểu đường thường xuyên khát nước, hay đi tiểu và tiểu nhiều về đêm. Tiểu đường chia ra làm 3 loại là : Tiểu đường tuýp 1, Tiểu đường tuýp 2 và Tiểu đường thai kỳ. Trong 3 loại tiểu đường trên thì tiểu đường tuýp 1 thuộc dạng tiểu đường khó điều trị nhất.
Xem thêm:
Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là gì ?

Tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ai là người có khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuyp 1. Gen được truyền từ bố mẹ cho con. Gen giúp thực hiện tạo ra các Protein cần thiết cho hoạt động của các tế bào. Tuy nhiên một số biến thể gen hoặc một vài nhóm gen tương tác với nhau tạo nên nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường.
Tiểu đường tuýp 1 do hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính lý do này làm cho tuyến tụy suy giảm hoặc mất hẳn chức năng sản xuất insulin.
–  Tiểu đường tuýp 1 do yếu tố môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virus và các độc tố: Chính các yếu tố này gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy gây nên bệnh lý.


Đối tượng thường mắc bệnh tiểu đường tuyp 1 là trẻ em và thanh niên dưới 30 tuổi. Không giống như tiểu đường tuyp 2, tiểu đường tuyp 1 không hề liên quan đến thói quen ăn uống hoặc tập thể dục.

Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Không giống như bệnh tiểu đường type 2 bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra phổ biến ở trẻ em do cơ thể phụ thuộc vào insulin dẫn tới khó khăn trong quá trình điều trị. Nếu không điều trị tốt bệnh tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng hết sức nguy hiểm như gây hạ đường huyết, nhiễm ketone máu dẫn tới trạng thái hôn mê nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy để đối phó với loại tiểu đường này cần phải có 2 hướng điều trị : Điều trị trước mắt và điều trị lâu dài.

Điều trị tiểu đường type 1 trước mắt

Giải pháp trước mắt nếu bệnh nhân tiểu đường type 1 gặp phải biến chứng nhiễm cetone acid và đường huyết tăng cao thì cần phải chữa nhiễm cetone acid.
Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid (ketoacidosis.)

Mục tiêu điều trị tiểu đường type 1 lâu dài:

  • Kéo dài cuộc sống
  • Giảm các triệu chứng
  • Phòng ngừa các biến chứng do Đái tháo đường gây ra
Bệnh nhân tiểu đường type 1 nên biết cách:
  • Tự kiểm tra đường huyết máu
  • Tập thể dục
  • Chăm sóc chân
  • Sử dụng  Insulin
  • Chế độ ăn thích hợp
Insulin
Insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách đưa glucose vào trong các tế bào. Tất cả mọi ngườiđều có  nhu cầu insulin. Bệnh nhân Đái tháo đường type 1 không thể sản xuất đủ  insulin. Họ được tiêm  insulin mỗi ngày.
Insulin thường được tiêm chích dưới da. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng một bơm insulin liên tục. Ngày nay,Insulin đã có dạng sử dung bằng đường hít.
Loại Insulin và số lần tiêm trong ngày phải do Bác sỹ chỉ định dựa váo mức đường huyết của bệnh nhân.
Bệnh nhân Đái tháo đường cần phải biết cách tự  điều chỉnh liều insulin trong các tình huống sau đây:
  • Khi tập thể dục
  • Khi bị bệnh
  • Khi ăn nhiều hơn hoặc ít hơn
  • Khi đang đi du lịch
Chế độ ăn
Phải có chế độ ăn phù hợp cho từng bênh nhân dựa vào tuổi, hoạt động thể lực….
Tham khảo phần chế độ ăn dành cho bệnh nhân Đái tháo đường
Hoạt động thể lực
Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Những bệnh nhân Đái tháo  đường type 1 phải thận trọng trước khi, trong khi, và sau khi hoạt động thể lực hay tập thể dục.
Luôn kiểm tra với bác sĩ của mình trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới.
Chọn một hoạt động thể lực thích hợp.
Tập thể dục mỗi ngày và vào cùng một thời gian trong ngày, nếu có thể.
Theo dõi glucose trong máu ở nhà trước và sau khi tập thể dục.
Mang theo  thức ăn có chứa carbohydrate trong trường hợp đường huyết quá thấp trong hoặc sau khi tập thể dục.
Uống nhiều nước không chứa đường trước khi, trong khi, và sau khi tập thể dục.
Khi bạn thay đổi cường độ hoặc thời gian tập thể dục của bạn, bạn có thể cần phải sửa đổi chế độ ăn uống của bạn hay thuốc để giữ mức glucose trong máu của bạn trong một phạm vi thích hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét