ệnh tiểu đường còn gọi là bệnh đái tháo đường hay bệnh dư đường là căn bệnh xảy ra phổ biến ở xã hội hiện nay. Theo ước tính có khoảng hơn 5 triệu người Việt Nam đang mắc phải bệnh này. Bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào nếu như không biết cách kiểm soát tốt đường huyết của mình. Mục tiêu trong điều trị chữa bệnh tiểu đường là làm ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng.
Xem thêm:
Bệnh tiểu đường là gì ?
Bệnh tiểu đường là gì ? Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một dạng bệnh nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh tiểu đường là mức đường trong máu luôn tăng cao, ở giai đoạn mới phát người bệnh thường xuyên thấy khát nước, khô miệng, tiểu nhiều về đêm.
Mô phỏng quá trình phát sinh ra bệnh tiểu đường
Tuyến tụy =>> Sản xuất ra Insulin =>>Đường (Glucose) =>>Sinh ra năng lượng
Khi chúng ta ăn uống thức ăn sẽ được chuyển hóa thành đường glucose một dạng tinh bột nguồn năng lượng chính của cơ thể. Để sử dụng được đường glucose thì khi đó tuyến tụy sẽ sản xuất ra insulin và loại hooc môn nội tiết này lại có nhiệm vụ giúp vận chuyển đường glucose đi vào các tế bào trong cơ thể để sinh ra năng lượng. Khi quá trình xử lý này hoạt động một cách không bình thường tức là đường glucose không được vận chuyển đi đến các tế bào, kết quả làm cho lượng đường glucose trong máu sẽ luôn cao. Đây chính là cơ chế hình thành nên bệnh tiểu đường.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống, căng thẳng quá mức, béo phì, di truyền… gây ức chế tuyến tụy làm suy yếu khả năng hoặc không thể sản xuất được Insulin. Lúc này, đường (Glucose) không được đưa vào tế bào mà tích tụ trong máu rồi đào thải qua đường nước tiểu gây nên chứng bệnh đái tháo đường.
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin. Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì
Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ. Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
Điều trị chữa bệnh tiểu đường
Để kiểm soát được bệnh tiểu đường hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng người bệnh phải thực hiện 3 yếu tố : Chế độ ăn uống, Tập thể dục và thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Chữa bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống
Hạn chế các thực phẩm có chứa đường tinh chếnhư các loại thực phẩm như sô-cô-la, mứt, nước giải khát, bánh quy ngọt, bánh ngọt, bánh ngọt và một số nước trái cây. Khuyến khích sử dụng Carbohydrates tự nhiên có trong các loại thực phẩm như trái cây, rau bánh mì nâu, và ngũ cốc.
Chế độ ăn kiêng cũng nên có ít chất béo và chất xơ cao . Rượu có chứa rất nhiều đường nên lượng cần được giảm thiểu. Có một kế hoạch ăn uống thường xuyên và sử dụng đồ ăn nhẹ có giữa các bữa ăn vì nó giúp cân bằng lượng đường trong máu.
Chữa bệnh tiểu đường bằng cách kết hợp với tập thể dục
Để chữa bệnh tiểu đường cùng với chế độ ăn uống kết hợp với tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên là rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó giúp duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và kiểm soát huyết áp và mức cholesterol trong máu. Tập thể dục sẽ giúp để giảm nguy cơ xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh tim mạch (cơn đau tim và đột quỵ). Tuy nhiên, nên nhớ rằng tập thể dục quá sức trong thời gian dài sẽ khiến cho đường huyết hạ thấp. Do đó, nên tập thể dục thường xuyên ở mức trung bình phù hợp với sức của cơ thể.
Áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược
Ngoài chế độ ăn uống, tập thể dục cùng với thuốc uống chữa bệnh tiểu đường. Người bệnh nên kết hợp với cách chữa bệnh tiểu đường từ các loại thảo dược tự nhiên không những không gây ra tác dụng như thuốc uống mà đôi khi nó còn mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Dưới đây là cách áp dụng chữa bệnh tiểu đường bằng thảo dược mọi người cùng tham khảo để lựa chọn cho mình cách chữa bệnh tiểu đường phù hợp nhất.
– Mướp đắng (khổ qua) tươi ngày dùng 150-200gr, nấu canh, ăn sống, xào, làm nộm…
– Nếu dùng khô, ngày dùng 12-16gr sắc uống hoặc pha trà uống hằng ngày.
– Lá ổi non tươi 100gr, rửa sạch, nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 3 lần uống trước bữa ăn 1-2 giờ.
– Củ cà-rốt tươi 100gr, củ cải tươi 100g, mộc nhĩ đen 20gr. Nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
– Hoặc thêm gạo lứt 50gr để nấu cháo, chia thành 2 lần ăn lúc đói bụng.
– Dùng lá rau khoai lang 100g, bí đao (bí xanh) 100gr, cà chua 100gr, đậu hũ non 150gr, nấu canh ăn trong bữa cơm.
– Có thể dùng vỏ tươi của củ khoai lang trắng, rửa sạch, lấy 50-80gr nấu với 1 lít nước, chia uống trong ngày.
– Bột sắn dây (hoặc củ sắn dây thái lát, phơi khô) 30-50gr, gạo lứt 50gr, nấu cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
– Mỗi ngày ăn 150gr cà chua xào với thịt heo nạc hoặc đậu hũ, hoặc nấu canh chua, cà chua xào giá đậu hũ, cà chua nhồi thịt heo, cà chua nhồi đậu hũ, mộc nhĩ…
– Nếu dùng khô, ngày dùng 30gr bột cà chua hãm với nước sôi, chia 3 lần uống lúc đói bụng.
– Bột củ mài (hoài sơn) 50gr, hạt bo bo (ý dĩ) 30gr, nấu thành cháo loãng, chia 2 lần ăn lúc đói bụng.
– Dùng vỏ dưa hấu 60gr tươi, vỏ bí đao 30gr, đậu đỏ 30gr, lá sen tươi 50gr. Nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10-15phút, chia 2-3 lần uống trong ngày.
– Rau diếp quắn, tức cây xà lách Đà Lạt, ngày dùng 100-150gr tươi rửa thật sạch, nấu với 1 lít nước, sôi khoảng 10 phút, ăn cả cái lẫn nước trong bữa ăn.
– Có thể dùng rau diếp quắn dưới dạng rau tươi hoặc trộn dầu giấm.
– Rau cần tây (cần thái) 100-200gr tươi, rửa sạch, trần qua nước sôi rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước lọc chia 2 lần uống sau bữa ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét