Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Cấu tạo và thoái hóa cột sống

Cột sống  cùng với các đốt xương sống phối hợp với dây chằng và các đĩa đệm để bảo vệ tủy sống và là khung đỡ của toàn bộ cơ thể chúng ta. Dần theo thời gian, ảnh hưởng của môi trường, tư thế sinh hoạt và lao động làm cho sức nâng đỡ của cột sống bị yếu dần đi và dẫn đến tình trạng cột sống  bị thoái hóa.

Cấu tạo của cột sống

Cấu tạo của cột sống 1
Cột sống chính là trụ cột của cơ thể chúng ta. Trên cột sống các xương hợp nhất và phối hợp với dây chằng, các đĩa đệm để bảo vệ tủy sống – cơ quan truyền thụ cảm giác trực tiếp tới não bộ của con người. .
Xương cột sống có tất cả 33 đốt xương trong đó:
  • Đốt sống thứ nhất (nối với hộp sọ) tới đốt sống thứ 7 chúng ta gọi là các đốt sống cổ,
  • Từ đốt sống thứ 8 đến thứ 19 chúng ta gọi là đốt sống ngực
  • Từ đốt sống thứ 20 đến thứ 24 chúng ta gọi là đốt sống lưng
  • Từ đốt sống thứ 25 đến thứ 30 chúng ta gọi là đốt xương cùng
  • Từ đốt sống thứ 30 đến thứ 33 chúng ta gọi là đốt xương cụt (xương đuôi)
Mỗi đốt sống được gép với nhau bởi một đĩa đệm nằm giữa. Đĩa đệm này có khả năng đàn hồi, biến dạng mỗi khi chúng ta vận động xương cột sống.
Bên trong đĩa đệm là tổ hợp các dây chằng và tủy sống. Tủy sống chạy xuyên suốt từ não bộ xuống đốt sống cuối cùng. Tủy sống kết hợp với hệ thần kinh điều khiển họi sự hoạt động của con người. nếu tủy sống bị chấn thương thì hệ thần kinh cũng bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra một số bệnh bại liệt, mất cảm giác…

Các yếu tố làm tăng quá trình thoái hoá cột sống?

Bệnh thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở người có tuổi từ 35 trở lên. Tỷ lệ bị bệnh thoái hoá cột sống ở nam và nữ là gần như nhau mặc dù nguyên nhân là tương đối khác nhau ở hai giới.
Ở nam giới khi mà bị bệnh thoái hóa cột sống phần lớn là do lao động nặng, chơi thể thao quá độ, còn đối với nữ giới là do thiếu hụt canxi, hậu quả của việc mang thai và sinh nở mà không được bù đắp kịp thời và đầy đủ. Ngoài ra bệnh thoái hóa cột sống thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
  • Do điều kiện sống khó khăn, ăn uống không đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cột sống.
  • Làm việc, lao động nặng quá sớm và quá sức. Ví dụ như mang vác, gồng gánh nặng từ lúc 12, 13 tuổi, khi mà khung xương còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa định hình, hoàn thiện.
  • Chế độ tập luyện thể dục, thể thao không hợp lý.
  • Thường xuyên mang, vác, đẩy, kéo các vật nặng không đúng tư thế.
  • Ngồi quá nhiều hoặc luôn luôn làm việc ở một tư thế ít thay đổi.
  • Béo phì  khiến cột sống luôn phải gắng đỡ cơ thể.

Biểu hiện khi bị bệnh thoái hóa cột sống

Biểu hiện rõ rệt nhất ở người bị bệnh thoái hóa cột sống là xuất hiện những cơn đau lưng thường xuyên, gây nên cảm giác khó chịu, bức bối trong cơ thể, dáng đi không bình thường, vẹo vọ hoặc lưng còng xuống… Nếu bạn gặp phải những hiện tượng như vậy, có thể bạn đã bị thoái hoá cột sống.
Nếu như đau lưng do bị thận hoặc một số bệnh khác thường diễn ra theo cơn, dữ dội, thì đau lưng do thoái hoá cột sống lại thường âm ỉ, rả rích ngày này qua tháng khác. Đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ, gáy. Cảm giác khó chịu kèm theo khiến bạn mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.

Thực phẩm và chế độ luyện tập

Hướng dẫn: Thoái Hóa Cột Sống và Dinh Dưỡng cho Người Bệnh
Đậu nành là thực phẩm không nhiều canxi nhưng lại rất tốt để phòng ngừa bệnh loãng xương. Hoạt chất trong đậu nành là Genistein nó được xem như là hormon estrogen thực vật, có tác dụng tương tự như estrogen sinh học và đóng góp một phần quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương. Đậu nành có thể được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như sữa đậu nành, bột đậu nành, đậu hủ sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày.
Hướng dẫn: Thoái Hóa Cột Sống và Dinh Dưỡng cho Người Bệnh
Bên cạnh đó thì còn có các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể. Các viên bổ sung canxi hoặc thực phẩm có bổ sung canxi cũng là nguồn cung cấp canxi cần quan tâm nếu chế độ ăn hàng ngày không đủ đảm bảo canxi.
Ngoài chế độ ăn uống thì lối sống cũng đóng góp phần quan trọng để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống.Nếu bạn thường xuyên vận động sẽ tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Thường xuyên đi ra ngoài trời vào buổi sáng là cách tốt nhất tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Vì vitamin D chính là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Mặc dù vậy nhiều cảnh báo hiện nay về tình trạng thiếu vitamin D ở người cao tuổi do thời gian ở trong nhà quá nhiều, ngại đi ra ngoài do sợ té ngã. Sự thật rằng nếu người già càng ít đi lại, ít vận động thì xương càng xốp, phản xạ của cơ bắp càng yếu như thế sẽ rất dễ té ngã và bị bệnh.
Khi đã bị té ngã thì lại dễ dàng bị gãy xương hoặc nhẹ thì rạn nứt xương gây đau lưng, đau cột sống. Tuổi càng cao, xương càng dễ bị thoái hóa vì vậy bạn cần chăm sóc tốt nhất cho xương cũng như sức khỏe của bạn từ bây giờ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét