Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

5 hành động của mẹ gây nguy hiểm cho bé

Trong quá trình chăm sóc bé, có những thói quen bạn tưởng là bình thường song lại rình rập những mối họa khôn lường ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con.

1.  Pha trò trong khi cho con ăn
Những lúc bé không chịu ăn, quấy khóc, dỗ dành bằng việc trêu đùa, pha trò khiến con cười là cách nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Thế nhưng họ không biết rằng vừa ăn vừa cười sẽ khiến thức ăn rơi vào khí quản, gây ho.
Những trường hợp không may, thức ăn đó sẽ bịt kín khí quản hoặc một nhánh của khí quản, khiến việc hô hấp của bé gặp nguy hiểm tới tính mạng: gây sặc hoặc tắc nghẽn đường thở.

2. Mớm cho bé ăn

Cứ nghĩ đó chỉ là một thói quen hết sức bình thường, thậm chí nhiều bà mẹ còn nghĩ việc làm này giúp bé có hệ tiêu hóa tốt, là trao đổi tình yêu thương, thế nhưng mớm cơm lại vô cùng có hại cho sự phát triển của con.
Các bác sĩ Nhi khẳng định việc nhai cơm bón cho trẻ là việc làm hoàn toàn không nên, điều này ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bé, dễ khiến trẻ lây viêm dạ dày nếu người lớn mắc vi khuẩn gây bệnh thậm chí có về lâu về dài sẽ bị biến chứng thành ung thư dạ dày.
Vì vậy, kể cả người nhai cơm cho bé có giữ vệ sinh răng miệng tới đâu, cẩn thận tới mức nào thì vẫn khó có thể “cản” được những vi khuẩn có hại truyền sang bé.

3. “Chết cũi”

Có muôn vàn lý do khiến cha mẹ chọn cũi là nơi cho bé sơ sinh ngủ (giúp bé tự lập ngay từ khi mới chào đời, cho mình nhàn…), tuy nhiên có rất nhiều trường hợp do không để ý bé bị SIDS (cái chết bất thường và khó lí giải của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi).
Mặc dù nguy cơ này xảy không cao ở trẻ em nhưng không có nghĩa là không có, vì thế cha mẹ nên đề phòng mọi nguy cơ đột tử cho trẻ.
Tư thế tốt nhất cho bé là nằm ngửa, hai chân đặt sát với đầu dưới của cũi. Cha mẹ nên luôn kiểm tra vị trí của con để đảm bảo tuyệt đối rằng đầu bé đang “không rúc” vào chăn màn ở cũi.

4. Dùng than củi để giữ ấm cho trẻ

Dùng than củi để giữ ấm cho trẻ vào mùa đông không phải là hiếm gặp, nhiều gia đình thường có thói quen dùng than củi hơ dưới giường để giữ ấm cho trẻ. Điều này rất nguy hiểm, ngoài lý do than sẽ tiêu thụ hết khí ôxy và sinh ra khí cacbonic, có thể gây ngạt thở, nó có thể gây nguy hiểm về tính mạng của trẻ khi bị ngã vào đống lửa, hoặc gây tình trạng than nóng lâu, bén vào giường gỗ, đệm, chăn (đều là những vật dụng dễ cháy) gây bỏng cho người nằm trên giường.

5. Vừa bế con vừa… rung lắc bần bật

Nhiều bậc phụ huynh thể hiện tình yêu thương con bằng việc bế ẵm, cưng nựng rồi rung lắc, thậm chí nhiều người còn có “chiêu” tung con lên không trung rồi hứng, xoay…
Việc làm này vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ đặc biệt là những bé dưới 10 tháng tuổi. Thời điểm này, cổ của bé còn rất yếu, não của bé mềm và chưa cố định. Khi bạn rung lắc, phần não của bé sẽ bị chấn động, va chạm vào hộp sọ, các mạch máu nhỏ bị rách, chảy máu và gây tổn thương nghiêm trọng trong não.
Điều này vô tình gây tổn thương não – những tổn thương có thể là vĩnh viễn cho con. Vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với một số tình trạng khác như nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa… nên khó phát hiện, nhất là những trường hợp nhẹ.

Cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm cho trẻ

Các bậc cha mẹ đôi khi vẫn nghĩ rằng trong nhà là nơi an toàn nhất cho trẻ nhưng thực tế có những vật dụng, đồ đạc, vị trí quen thuộc mà nếu chúng ta không để ý tới lại chính là mối nguy hiểm cho trẻ.

Dưới đây là những đồ vật nguy hiểm trong nhà bố mẹ cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho con:
Máy giặt
Ít ai lại nghĩ rằng máy giặt lại là đồ vật nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Máy giặt là thiết bị được nhiều gia đình sử dụng, đặc biệt là loại có lồng ngang rất gần với tầm với của trẻ. Loại máy giặt lồng ngang có cửa hông khi vận hành sẽ có chế độ khóa an toàn nhưng khi ngưng hoạt động, cửa máy giặt lại dễ mở để thuận tiện cho người dùng.
Do cửa ở tầm thấp, trẻ em với thân hình nhỏ bé có thể chui vào một cách dễ dàng. Trẻ con lại thường thích thú với trò trốn tìm và dễ dàng lầm tưởng chui vào trong đó để trốn. Nếu không được bố mẹ phát hiện kịp thời, trẻ cũng có nguy cơ bị kẹt trong đó, ngạt thở dẫn đến tử vong.
Bồn cầu
Mặc dù bồn cầu không khiến bé có thể chết đuối nhưng nó cũng gây nguy hiểm cho bé nếu chẳng may trẻ mải chơi và ngã cắm đầu vào đó vì mải với theo đồ chơi bị rơi vào trong toilet.
Ngoài ra bé cũng rất có thể bị tai nạn kẹp tay với bồn cầu. Vì vậy cha mẹ không bao giờ được để con một mình trong nhà vệ sinh, dù chỉ là trong chốc lát.
Thuốc viên
Trẻ rất dễ ăn nhầm thuốc, nhất là với những loại có màu sắc đẹp và hình dáng giống chiếc kẹo. Do đó, khi dùng thuốc viên, bố mẹ nên cất kỹ trong tủ, không để cho trẻ tiện tay lấy nghịch. Tủ thuốc cũng nên có ngăn riêng biệt dành cho người lớn và trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn. Việc uống nhầm thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của bé.
Bình nước nóng lạnh
Bình nước uống nóng lạnh là vật dụng phổ biến trong nhiều gia đình. Nhưng nếu không cẩn thận, trẻ có thể bị bỏng khi tiếp xúc với vòi nước nóng. Làn da của trẻ lại vô cùng mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, bạn hãy đặt bình nước nóng lên cao tầm với của trẻ. Đồng thời, cài đặt nhiệt độ của bình nước nóng thấp hơn để an toàn cho cả gia đình.
Ổ cắm, dây điện, thiết bị điện gia dụng
Trẻ nghịch ngợm có thể vô tình chạm tay vào ổ cắm, hay vấp ngã bởi dây điện ở trong nhà. Tình huống này sẽ rất nguy hiểm nếu điện giật. Các lý do thường xuất phát từ sự chủ quan của người lớn trong việc thiết kế các thiết bị điện và từ sự hiếu động của trẻ.
Cuối cùng, bố mẹ nên chú ý đến những đồ vật gia đình có thể gây hại cho trẻ để con không gặp phải những nguy hiểm ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó cũng nên cẩn thận khi sắp xếp, sử dụng đồ đạc trong nhà, tránh những tác hại có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của trẻ.
    Tủ đồ cao
Bên cạnh đó, tủ đựng đồ cao cũng là vật có nguy cơ gây hại cho trẻ. Đặc biệt là loại tủ mỏng manh và không chắc chắn. Trẻ có thể trèo lên và kéo các ngăn tủ ra. Nếu tủ không chắc chắn có thể rơi đè vào người trẻ gây tử vong tại chỗ. Bạn có thể loại trừ mối nguy hại này bằng cách dùng tủ treo cao trên tường hoặc chọn loại tủ chắc chắn và không dễ bị đổ.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Cam- thực phẩm phát triển chiều cao ở trẻ

Có thể chúng ta đã biết về những thực phẩm hỗ trợ bé phát triển chiều cao như trứng sữa, hải sản, rau xanh… Thế nhưng còn các loại hoa quả thì sao? Bekhoemevui đã phát hiện ra một thông tin thú vị là quả cam cũng có thể giúp bé phát triển chiều cao đấy. Các mẹ cùng tìm hiểu nhé!

1. Cam rất tốt cho phát triển chiều cao ở trẻ

Cam là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe của bé. Trong cam chứa nhiều vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, vitamin A tốt cho mắt, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, và đặc biệt là canxi tốt cho sự phát triển của xương. Lượng canxi trong có trong cam còn cao hơn cả trong váng sữa và sữa chua, vì vậy đây được xem là một loại thực phẩm “vàng” giúp bé phát triển chiều cao. Trong cam chứa rất nhiều canxi nên đây được xem là một thực phẩm tốt để giúp bé phát triển chiều cao.
2. Tại sao cam lại tốt cho phát triển chiều cao
Canxi là một trong những chất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi vào trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Một trong những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, và mẹ rất dễ tìm mua và chế biến cho bé sử dụng đó là cam. Trong cam chứa rất nhiều canxi và tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Nên tốt nhất, là mẹ cho bé ăn luôn phần vỏ trắng bên ngoài của cam. Hoặc mẹ có thể xay nhuyễn cam và vỏ trắng thành sinh tố và cho bé uống. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thì những bé thường xuyên uống nước cam, chanh hay là bưởi sẽ phát triển chiều cao tốt hơn những bé bình thường. Một lợi ích tuyệt vời nữa của cam là giúp bé tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa và ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, BSnhi khuyên mẹ nên cho bé uống nước cam thường xuyên, và tốt nhất là uống vào buổi sáng sau khi đã ăn no.
3. Cho bé ăn, uống quả cam như thế nào là đúng cách?
Mẹ có thể cắt cam ra thành từng miếng nhỏ và cho bé ăn, hoặc có thể vắt lấy nước hoặc xay sinh tố và cho bé uống đều được. Nhưng tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn cam để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. Và khi vắt cam cho bé uống mẹ nên vắt bằng tay thay vì sử dụng máy ép.
be-uong-nuoc-cam
Ảnh: Sưu tầm Internet
Mẹ cần cho con uống nước cam phù hợp theo độ tuổi
Nước cam thật sự tốt cho sự phát triển chiều cao của bé, nhưng đừng vì thế mà mẹ cho bé uống nước cam một cách tùy tiện. Vì nếu uống nhiều quá, rất dễ dẫn đến tình trạng bé biếng ăn, hay là dư thừa vitamin C gây chóng mặt và buồn nôn. Đối với các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé uống nước cam, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, nên rất dễ bị táo bón. Đối với các bé từ 6-12 tháng tuổi tốt nhất là mẹ cho bé uống nước cam pha loãng, và mỗi lần là 1-2 thìa nước cam pha với 3-4 thìa nước. Còn đối với các bé 2-3 tuổi, thì mẹ cho bé uống khoảng 200 ml nước cam hằng ngày là tốt nhất. Tron giai đoạn bé dậy thì, mẹ nên cho bé uống nước cam thường xuyên để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để bé phát triển chiều cao.

Những lợi ích của học vẽ mang lại cho trẻ


Trong cuộc sống hẳn nhiều bà mẹ luôn thìm cách chăm sóc con tốt nhất để con thông minh tối đa. Vậy tại sao các mẹ không thử cho con học vẽ ngay bây giờ? Bài viết sau sẽ lý giải cho mẹ tại sao con học vẽ lại trở nên thông minh hơn nhé!

 1. Rèn luyện trí nhớ cho trẻ

Trí nhớ tốt có ảnh hưởng quan trọng tới mọi hoạt động của trẻ sau này. Một lời khuyên là muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ. Với độ tuổi trẻ lên 2, lên 3, chắc chắn các bức vẽ của con sẽ không tạo thành một hình khối rõ ràng, cụ thể nhưng thực chất những nét vẽ nguệch ngoạc đó được con vẽ lên trẻ nhìn thấy hằng ngày.
Khi người lớn chiêm ngưỡng tác phẩm của trẻ, đừng nhăn mặt chê bai mà hãy cười thật tươi khen ngợi con cho dù bạn không biết rõ bé đang vẽ cái gì. Cha mẹ hãy cùng con tưởng tượng, hãy thử đoán xem con đang cố gắng vẽ cái gì. Từ những hình thù chưa hiện rõ, cha mẹ hãy cẩn thận hướng dẫn con vẽ lại một cách chi tiết và đầy đủ hơn.
2.  Giúp trẻ phát triển năng khiếu, thẩm mỹ
Với từng độ tuổi khác nhau, các bức vẽ của con sẽ tiến độ và mang phòng thái khác nhau. Khi mới đầu cầm bút vẽ, các bức vẽ của con có thể nguệch ngoạc, đơn giản hay dường như là khó hiểu, thì đến lúc lớn lên, khi trẻ đã biết tư duy một cách rõ ràng, trẻ sẽ có khả năng biến những nét ngạch đơn giản thành kiệt tác.
Bố mẹ có thể nhận thấy năng khiếu, óc thẩm mỹ của con thông qua cách con phối màu. Tuy cách thức không được thống nhất, phối màu không thật sự chuẩn xác nhưng qua đó lại thể hiệ được cá tính và năng khiếu của con.
Trẻ em nói chung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện tài năng của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh vẽ.  Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu khi trẻ còn nhỏ tuổi. Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ.
3. Nâng cao khả năng quan sát
Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một.
rong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ những gì được quan sát thấy, trẻ sẽ “phác họa” lên những trang giấy. Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật.
Có thể người lớn sẽ không nhận thấy, mọi nét vẽ của trẻ đều thể hiện sự mới mẻ và ngây thơ. Nhưng thực chất, nó lại kết tinh của những điều được quan sát hằng ngày, trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Việc này giúp nâng cao khả năng quan sát, phát triển trí thông minh cho trẻ một cách thuận tiện.
Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Mách các mẹ cách lựa chọn môn năng khiếu cho trẻ

Yêu âm nhạc, thể thao, võ, vẽ và có năng khiếu nghệ thuật sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về thể chất và tinh thần. Mùa hè là thời điểm tốt nhất để bạn giúp trẻ phát triển môn năng khiếu mà con yêu thích.

Môn năng khiếu giúp phát triển trí não

Hoạt động tương tác với nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Vì vậy, mà từ khi trong bụng mẹ, trẻ được tiếp xúc với âm nhạc sẽ rất tốt cho trí não. Nghệ thuật có tác động trực tiếp đến bán cầu não phải, nuỗi dưỡng những kỹ năng quan trọng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện bản thân, sáng tạo, khả năng lãnh đạo và tập trung, ghi nhớ cao.

Trẻ phát triển thể chất lẫn tinh thần bé trai

Mùa hè, trẻ tham gia các lớp học nghệ thuật sẽ giúp phát triển toàn diện trí tuệ và thể chất. Với các bé trai, môn nghệ thuật võ, vẽ, bơi lội là sự lựa chọn hàng đầu. Những môn nghệ thuật, thể thao này mang lại sự dẻo dai, nhanh nhẹ, kỷ luật. Sự rắn rỏi, mạnh mẽ và kiên trì là rất cần thiết đối với bé nam được rèn luyện.
Môn nghệ thuật vẽ giúp trẻ phát triển tư duy hình khối, phát huy khả năng sáng tạo và khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của trẻ. Mỹ thuật còn giúp trẻ rèn luyện khả năng truyền đạt suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua các hình thái ngôn ngữ khác nhau. Tiếp xúc với màu sắc phong phú cũng giúp trẻ có được khiếu thẩm mỹ và khả năng đánh giá cái đẹp, thông qua đó phát triển EQ của trẻ.

Bé gái yêu nghệ thuật múa, hát

Đối với bé gái, những môn năng khiếu lại được trẻ hứng thú và làm quen dễ dàng hơn. Mùa hè cũng là thời điểm để trẻ được kết hợp các buổi học với tham gia hoạt động ngoại khoá, biểu diễn văn nghệ, nghệ thuật chào mừng năm học mới, tết thiếu nhi, tết trung thu…
Múa, dancesport là hai môn năng khiếu nhiều bé gái đam mê. Không giống như các môn nghệ thuật đòi hỏi sức khoẻ hay sự tư duy khác, múa giúp trẻ giải phóng cơ thể cảm thụ âm nhạc một cách sơ khai nhất và các bé cũng dễ tiếp thu nhất trong tất cả các môn học nghệ thuật. Những bước nhảy latinh nhanh nhẹn, dứt khoát, quyến rũ từ dancesport không chỉ hấp dẫn người lớn mà còn cả với trẻ nhỏ.
Môn học nghệ thuật là môi trường để trẻ khẳng định bản thân mình, tự tin hơn và hoà đồng, kết nối với thế giới xung quanh. Nếu như các bài học trong năm đầy cứng nhắc thì các khoá học nghệ thuật lại giúp trẻ thoải mái và đầy ắp tinh thần, đam mê. Bạn hãy giúp trẻ tìm ra môn nghệ thuật phù hợp với cá tính và năng khiếu nhất trong mùa hè bổ ích này nhé!

Cách phát hiện trẻ có năng khiếu

Nắm rõ những dấu hiệu trẻ thông minh giúp cha mẹ có cách định hướng tốt nhất cho sự phát triển của con.

1. Thích bắt chước
Trẻ nhỏ học và hiểu thế giới xung quanh chủ yếu qua việc bắt chước. Những em bé thích bắt chước những hành động của người lớn là những em bé sẽ sớm đạt được các mốc phát triển, tiếp thu nhanh và mở mang kiến thức.
2. Có trí nhớ tốt
Trẻ có thể nhớ nhanh các món đồ chơi, bản nhạc đã nghe qua, vị trí mà mẹ giấu đồ vật, nhớ mặt bố mẹ, ông bà, người thân…Những em bé có trí nhớ tốt tức là có não bộ phát triển.
3. Hay hỏi
Một số cha mẹ có thể cho việc con thường xuyên thắc mắc, căn vặn người lớn với đủ loại câu hỏi trong ngày là phiền phức. Tuy nhiên đó lại là những đứa trẻ có năng khiếu.
4. Ngủ ít
Hầu hết trẻ sơ sinh đều ngủ tới 10-15 tiếng mỗi ngày vào khoảng thời gian mới sinh. Càng lớn lên, trẻ sẽ càng ngủ ít đi và thời gian tỉnh táo kéo dài ra. Khoa học đã chứng minh, những em bé sơ sinh thông minh thường ngủ ít (mà vẫn khỏe mạnh). Nếu một em bé ngủ quá lâu, hơn giới hạn nhất định hoặc ngủ cả ngày, người mẹ gặp khó khăn trong việc cho con bú vì bé ngủ quá nhiều…thì đó có thể và một vấn đề về trí thông minh.
5.  Hay cười
Khoa học đã chứng minh rằng những trẻ bị thiểu năng trí tuệ biết cười rất muộn, nụ cười không bình thường, thậm chí là không biết cười…Do đó, để nhận định sự phát triển trí tuệ, tình cảm của trẻ… không thể bỏ qua nụ cười. Những đứa trẻ biết cười sớm và cười nhiều là những em bé thông minh.

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Làm sao để trẻ không nói ngọng?

Khi tập nói, nhiều trẻ chưa phát âm được chuẩn nên hay nói ngọng. Nói ngọng mà không được sửa thì sẽ trở thành tật theo trẻ về sau khi lớn lên. Vì vậy cách mẹ hãy để ý chữa cho bé tật nói ngọng ngay từ khi bé bắt đầu tập nói.

1. Nguyên nhân bé nói ngọng

– Do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.
– Trẻ xem tivi, chơi game quá nhiều dẫn đến việc học ngôn ngữ không qua nghe – nói mà qua nhìn – nói, khiến cung thính giác không được kích thích, gây rối loạn phát âm.

– Một số tổn thương, khiếm khuyết thực thể như dị dạng đường phát âm, ngắn lưỡi, dính thắng lưỡi, sứt môi, hở hàm ếch… cũng là nguyên nhân gây ngọng. Ngoài ra, một số trẻ cũng có thể bị ngọng do bộ phận thính giác. Khi nghe kém, trẻ không đủ vốn từ để học nói đầy đủ dẫn đến ngọng.
– Trẻ mắc một số bệnh đường hô hấp như: khó thở, ngạt mũi do mũi xoang, viêm VA… khiến khi nói phải thè lưỡi ra hoặc há miệng thay vì phải kín miệng ở một số chữ, dẫn đến phát âm sai.
– Và đặc biệt, có một vài nguyên nhân từ phía người lớn trong gia đình ảnh hưởng đến việc trẻ nói ngọng. Có thể do trong gia đình có người nào đó nói ngọng, phát âm không chuẩn khiến bé bắt chước theo. Hoặc do ngay từ thời kỳ học nói, trẻ nói ngọng nhưng không được bố mẹ chỉnh sửa, bồi đắp bằng âm chuẩn; do bố mẹ ít chơi với trẻ, dạy trẻ tập nói…
2. Cách chữa tật nói ngọng cho con
Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chuẩn, rõ ràng cho con bắt chước. Chú ý dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, bật âm ra sao và làm mẫu, sửa cho con những từ nói sai, phát âm chậm, nhiều lần cho trẻ nhìn khẩu hình và làm theo.

Ngoài ra, gia đình cần phối hợp, nhờ giáo viên trên lớp quan tâm chỉnh sửa, tạo điều kiện cho bé phát triển tốt về ngôn ngữ. Bằng chuyên môn nghiệp vụ, cô giáo sẽ có biện pháp để kích thích con tiến bộ, đồng thời lôi kéo các bạn trong lớp giúp đỡ, không giễu cợt khiến bé thiếu tự tin và ảnh hưởng đến học tập.
Khi đọc cho con nghe một bài thơ, hoặc câu chuyện, chú ý từ nào, câu nào bé không phát âm được đúng thì đọc chậm hơn, đọc lại nhiều lần cho con lắng nghe.
Việc nói ngọng gây cho con tâm lý thiếu tự tin khi giao tiếp, vì vậy bố mẹ cần nhẹ nhàng, kiên trì giúp con khắc phục, tránh tình trạng thúc giục, ép buộc gây ra tâm lý sợ hãi, dần dần trẻ rụt rè thu mình trong thế giới riêng. Bố mẹ cần chú ý không nên hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng. Nên hướng dẫn cho con nói hay trả lời câu hỏi chậm, đúng; không vội vàng khiến tình trạng nói ngọng ngày càng tệ hơn.
Đặc biệt lưu ý, nếu mẹ nghi ngờ việc nói ngọng của con xuất phát từ yếu tố bệnh lý thì cần đưa con đi khám ngay để điều trị kịp thời, triệt để.

5 cách giúp trẻ nói trôi chảy

Mẹ có thể luyện kỹ năng nói cho con bằng cách trở thành ‘người lắng nghe tích cực. Nghĩa là không chỉ nghe những gì bé nói mà bạn còn tham gia vào câu chuyện với bé: hãy đặt câu hỏi, đưa ra bình luận, giữ cuộc hội thoại và cho bé nhiều cơ hội để bày tỏ những gì bé nghĩ. Dưới đây là một số trò chơi và hoạt động giúp bé nhà bạn nói tốt hơn. Bởi vì các bé thích học theo nhiều cách nên các trò chơi cũng cần tổ chức đa dạng. Đừng hạn chế ở một nhóm hoạt động nào hết.

1. Cho bé nghe hát hoặc nghe truyện
Các bé thích nghe giọng nói được thu âm của mình. Vì thế, hãy để bé hát một bài hoặc kể một câu chuyện rồi bạn ghi âm lại.

2. Nói với bé bất cứ khi nào ở cùng con

Kể cho bé nghe một câu chuyện thú vị bạn đọc trên báo. Mô tả chuyện công sở cho con như hai người bạn. Khi cùng con đi mua sắm, hãy tả chi tiết những gì bạn sắp mua. Bạn nên tạo thói quen thuật lại những công việc vặt mỗi ngày. Chẳng hạn nếu bạn giặt quần áo, bạn có thể nói: “Mẹ sẽ lộn trái quần áo, bỏ quần áo phai màu và không giặt được bằng máy ra ngoài, đổ xà phòng vào đây. Bây giờ, cắm điện nào”. Bé nhà bạn có thể không chú ý lắm đến những gì bạn nói nhưng bé sẽ “hấp thu” ngôn ngữ và cấu trúc câu một cách từ từ mà bạn cũng không nhận ra. Đừng ngạc nhiên nếu bạn phát hiện ra bé lặp lại y hệt với người khác những gì mẹ từng nói.
3. Đóng vai

Cho bé mặc một bộ trang phục và diễn tả một nhân vật bé từng được nghe. Bạn đọc lại mẩu chuyện có nhân vật đó và xem bé diễn như thế nào. Gợi ý để bé kể lại đoạn diễn vừa rồi và ca ngợi kỹ năng của bé. Hoạt động này giúp bé nói trôi chảy trước mặt người khác, nhất là khi bé chơi trò đóng kịch.
4. Hỏi bé miêu tả một chương trình truyền hình

Các bé đều yêu thích nói về những gì bé biết và thấy hứng thú. Một trong những cách khởi đầu câu chuyện cùng con là hỏi bé về chương trình yêu thích của bé trên tivi. Những chương trình như “phim hoạt hình” hay “chúc bé ngủ ngon” được nhiều bé quan tâm.
5. Đặt những câu hỏi mở
Nếu bạn đặt những câu hỏi rộng cho con, ví dụ: “Con đã chơi gì ở công viên?”, bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời chi tiết hơn nếu bạn đưa ra câu hỏi “có – không” như “Con chơi ở công viên có vui không?”.
Nếu bé chậm trả lời, hãy cho bé câu hỏi nhiều chi tiết hơn, ví dụ: “Con đã chơi trò gì?”. Hãy cho bé cơ hội để mô tả những hoạt động bé vừa trải qua và bạn cần lắng nghe chăm chú những câu chuyện bé đang háo hức kể sau khi vừa rời công viên.
Những điều này rất quan trọng với bé. nếu bạn tỏ ra hào hứng với câu chuyện của con cho đến khi kết thúc, bé sẽ mạnh dạn chia sẻ với bạn nhiều hơn, cho đến sau này kể cả khi bé bước vào tuổi dậy thì – độ tuổi có nhiều biến đổi phức tạp.

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Phòng cúm cho trẻ bằng cháo hải sản

Trong những ngày đầu đông, mẹ bầu và trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc cúm rất cao. Để phòng cúm cho trẻ và mẹ bầu, các mẹ có thể bổ sung thực đơn hằng ăn uống bằng món cháo hải sản sau:

Nguyên liệu:

– 150 g cá chim (hoặc cá thu)
– 200 g sò điệp
– Mực, cua biển, tôm, ngao, hàu…
– 200g gạo(2/3 gạo tám. 1/3 gạo nếp)
– Gừng, chanh, hành khô, rau mùi
– Giấm thanh, dầu ăn, súp gà, gia vị, hạt tiêu
chao-hai-san
Ảnh: Sưu tầm Internet
Cháo hải sản phòng cảm cúm cho bé

Cách nấu cháo hải sản ngon:

Sơ chế: Tôm, mực, cua biển, rửa sạch bỏ vào nồi luộc cùng một lắt gừng, sau đó vớt ra để ráo nước. Gừng thái chỉ, hành và rau mùi thái nhỏ. Ngao, hàu cũng được rửa sạch, luộc chín lấy ruột, bỏ vỏ, lọc lấy phần nước luộc trong. Pha giấm thanh với một ít muối để rửa sò điệp, cá rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Băm nhuyễn một ít hành khô, trộn với ít muối, bột ngọt, hạt tiêu bỏ vào ướp cá và sò điệp trong vòng 30 phút, bắc chảo lên bếp đun nóng dầu ăn, trút cá và sò ướp vào xào chín.
Nấu cháo: Rang gạo đều tay đến khi gạo chuyển sang màu vàng nhạt trút gạo vào nồi nước luộc ngao và hàu cho thêm ít nước lạnh để nấu tới khi nhừ, nêm ít gia vị cho vừa ăn, trộn mực, cua biển, ngao, hàu, cá và sò điệp vào khuấy đều, vặn nhỏ lửa một lúc rồi tắt bếp.
Món cháo hải sản có thể dùng cho cả gia đình. Nhưng hãy ưu tiên cho mẹ bầu và trẻ nhỏ nhé!

Những lợi ích của hải sản đối với trẻ nhỏ

Hải sản là nguồn thức phẩm đa dạng dưỡng chất dành cho bé nhỏ, Các axit béo tuyệt vời trong hải sản rất tốt cho trí não và hệ miễn dịch của bé.

1. Lợi ích của hải sản

– Axit béo omega-3 là một trong những dưỡng chất thiết yếu được tìm thấy nhiều trong hải sản. Theo các chuyên gia, đây là một loại dưỡng chất quan trọng góp phần vào sự phát triển não bộ của bé sơ sinh. Không chỉ tốt cho trí não, axit béo omega -3 còn rất nhiều tác dụng cho bé:
– Tăng cường miễn dịch: Các axit béo tuyệt vời trong hải sản rất tốt cho hệ miễn dịch của bé.
– Phòng chống chàm: Omega-3 giúp giảm viêm ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Cho bé làm quen với thịt cá hồi hoặc cá ngừ trắng trước 9 tháng tuổi có thể bảo vệ bé khỏi chứng dị ứng da
– Tốt cho phổi, cải thiện bệnh hen suyễn: Trong nhiều công trình nghiên cứu, cá được chứng minh là một loại thực phẩm giúp bảo vệ phổi
– Tốt cho mắt: Trong các loại tôm, cua, rất giàu vitamin A, có tác dụng cải thiện tầm nhìn
– Duy trì độ chắc khỏe cho xương: Trong hải sản giàu hàm lượng canxi, rất tốt việc đảm bảo sức khỏe của hệ xương.
2. Các loại hải sản tốt cho bé
– Cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá thu nhỏ…): chứa nhiều omega-3, tốt cho sự phát triển của bé.
– Cua: Rất giàu vitamin nhóm B, khoáng chất, folate và đặc biệt là lượng protein trong cua hơn hẳn các loại thịt cá khác. Thế nên cua rất tốt cho sự phát triển của con cả về thể chất lẫn trí não
– Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao, hến, trai… chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng với bé.
– Tôm: Chứa nhiều đạm và canxi nên “siêu” tốt cho sự phát triển của bé
Ngoài các hải sản có lợi trên, các mẹ cần tránh cho bé ăn cá mập, cá kình, cá kiếm, cá thu lớn…bởi đây là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, không tốt cho bé

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Cách phòng bệnh đường hô hấp vào mùa đông cho trẻ

Thời điểm giao mùa bắt đầu đến, cũng là lúc các em bé phải đối diện với nhiều nguy cơ mắc bệnh nhất. Khi đó, bạn cần có những kinh nghiệm cơ bản để chăm sóc con cái, giữ cho các bé luôn khỏe mạnh trong suốt mùa đông.

Giữ ấm là điều quan trọng nhất

Để chống lại cái lạnh trong những ngày Đông, bạn phải đặc biệt chú ý tới việc mặc quần áo ấm cho trẻ. Hạn chế cho con ra ngoài vào những thời điểm nhiệt độ quá thấp như sáng sớm và đêm, khi sương còn nhiều. Phòng ngủ cần trang bị cửa kính kín đáo để tránh gió lùa.
Ngoài ra, bạn nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ để giữ ấm. Tuy nhiên, khi bé vận động sẽ ra nhiều mồ hôi, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải chọn quần áo chất liệu thấm hút tốt, dễn đóng mở, có độ rộng vừa phải để không gây cảm giác khó chịu, tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh.
Vào mùa lạnh, nếu sàn nhà bạn không được trải thẩm thì cần chú ý đi tất cho trẻ. Tất giúp giữ ấm gan bàn chân. Vì vậy, nên chọn loại tất dày với chất liệu có khả năng thấm hút cao, co giãn tốt. Bởi trẻ rất hiếu động nên dễ bị trượt ngã nếu chạy nhảy ở khu vực sàn, sân trơn láng, vì vậy, hãy chọn loại chống trơn trượt hiện đã có bán phổ biến trên thị trường.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bạn có thể cân nhắc bổ sung vào thực đơn của con những món ăn giúp cơ thể ấm hơn, hạn chế tối đa nguội lạnh. Những món ăn nhìn ngon mắt và đầy đủ dưỡng chất, những bát súp thơm lừng, nóng hổi không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp con tăng cường sức đề kháng trong những ngày đông giá lạnh.
Việc thay đổi thực đơn của con mỗi ngày cũng cần thiết với thịt, cá, trứng, tôm, rau, quả… và cả sữa chua, váng, sữa, phô mai. Các bà mẹ nên hâm nóng thức ăn cho con trong mọi bữa ăn, để bé thích thú hơn, ăn ngon miệng hơn.
Những cốc nước hoa quả ngon lành, đẹp mắt, khi thì cốc nước cam, nước quýt, khi thì cốc xoài, đu đủ, hoặc nước táo, nước nho…luôn có trong thực đơn hằng ngày của con. Bởi lẽ chúng mang đến cho con hệ miễn dịch cao, sức đề kháng tốt nhất.

Nước vẫn là chìa khóa vàng

Dấu hiệu điển hình vào mùa đông cho thấy con cần nhiều nước là da bị khô, nẻ. Đối với những bé thường ở trong phòng điều hòa và tiếp xúc với quạt sưởi thì việc bổ sung nước vào mùa đông cần thiết hơn bao giờ hết. Hơn nữa, nếu bé không uống được nước đầy đủ sẽ gây bất lợi cho sức khỏe bởi bé sẽ dễ bị khô họng dẫn đến ho gió, ho khan. Tình trạng kéo dài dễ chuyển thành bệnh mãn tính. Để tránh da bị khô, các mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ nhỏ.

Tắm cho trẻ cũng là vấn đề

Trời mùa đông, các bậc phụ huynh hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách. Khi tắm cho trẻ, bạn cần chú ý những điều sau: trẻ cần được tắm trong phòng kín nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên ( khoảng 28-30 độ C), chuẩn bị sẵn khăn khô để lau người, quần áo, mũ, bít tất để mặc ngay sau khi tắm.
Nhiệt độ nước dễ tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể ( 36- 37 độ C). Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi, các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rùng mình.

Phòng tránh bệnh đường hô hấp

Để phòng bệnh hô hấp mùa đông, quan trọng nhất là giữ đủ ấm cho trẻ, nhất là ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Cũng không ít bé ốm phải vào viện, một phần vì cha mẹ ủ bé quá kỹ. Khi đến khám, bác sĩ vén lưng áo bé lên để nghe phổi thì thấy lưng, ngực dính mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.
Để phòng bệnh hô hấp mùa đông mùa đông, quan trọng nhất là giữ đủ ấm hai bàn chân, ngực, cổ và đâu, tránh ra gió. Khi đi ngủ, cần mặc ấm cho trẻ. Cũng không ít bé ốm phải vào viện, một phần vì cha mẹ ủ bé quá kỹ. Khi đến khám, bác sỹ vén lưng áo bé lên để nghe phổi thì thấy lưng, ngực dính dính mồ hôi. Khi mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, mồ hôi sẽ bị ngấm ngược lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và có thể gây viêm phổi.
Ngoài ra, nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước ( đặc biệt là nước quá nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để phục hồi sớm. Tránh tình trạng tự ý mua kháng sinh và điều trị cho con.