Thời kì ặn dặm là thời kì vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bởi vậy mà mẹ cần xây dựng thực đơn ăn uống để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như cản trở quá trình ăn dặm của bé.
Sữa bò
Sữa bò tươi có chứa một lượng lớn protein, nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Hơn nữa, dạ dày của trẻ cũng không thể tiêu hoá do thiếu enzim thẩm thấu.
Ngoài ra, hàm lượng protein quá cao có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nếu trong gia đình có “tiền sử” mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên tốt nhất là cho trẻ uống sữa bò khi bé được 1 tuổi trở lên.
Một số loại cá
Không nên dùng cá quá nhiều, những loại cá thịt trắng thì hoàn toàn tốt nhưng không nên ăn nhiều cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dầu cá như dầu cá hồi, cá ngừ (phiên bản không đóng hộp) giúp phát triển não bộ, bảo vệ chống lại các bệnh lâu ngày không khỏi. Nhưng cùng không nên sử dụng nhiều, 2 phần dầu cá trên 1 tuần là phù hợp, vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân.
Động vật có vỏ
Cố gắng chờ đợi để đến khi con tròn 1 tuổi mới cho con ăn những món ăn được chế biến từ động vật có vỏ như ngao, ốc, trai… Việc này phải cẩn thận như là khi bạn tránh sử dụng những thực phẩm này ở thời kỳ đầu mang thai vậy. Sau giai đoạn 1 tuổi, bạn có thể cho con ăn từng loại khác nhau để xem con thích loại nào cũng như kiểm tra khả năng bị dị ứng của con với những loại thực phẩm đó.
Đậu phộng
Vấn đề sử dụng các loại hạt trong các món ăn dễ gây ra nguy cơ ngẹt thở đối với con. Do đó bạn không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng. Riêng bơ đậu phộng thì có thể dùng lúc bé được 10 tháng tuổi. Nếu ai đó trong gia đình bạn có tiền sử về các bệnh liên quan tới dị ứng với các loại hạt thì nên cho em bé đi xét nghiệm dị ứng trước khi dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét