Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Gia đoạn tăng nhanh chiều cao ở trẻ nhỏ

Để cho con mình cao lớn, khỏe mạnh, cha mẹ cần nắm rõ các giai đoạn phát triển của trẻ, từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho con.

Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:
1. Thời kỳ bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt, tăng từ 10-20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
2. Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
3. Thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
be-gai
Ảnh: Sưu tầm Internet
Bé gái thường dậy thì sớm hơn bé trai nêncũng phát triển nhanh hơn
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao khoảng 1, 75m). Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn: mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét