Sức khỏe của trẻ là một trong những mối quan tâm lớn nhất của gia đình, vì vậy, trong dịp Tết, phụ huynh nên chú ý xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, cân đối cho con để chặn đứng các vấn đề về sức khỏe, trong đó có rối loạn tiêu hóa.
Ngày Tết, phụ huynh bận rộn với nhiều việc nên chế độ ăn uống của con trẻ rất dễ bị thay đổi. Trẻ nhỏ thường không được cha mẹ cho ăn đúng bữa, trẻ ăn nhiều chất béo… nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, phụ huynh cần có những phương pháp đề phòng các vấn đề về đường tiêu hóa mà bé có thể gặp phải ngay từ đầu để bé có được một mùa Xuân thật trọng vẹn.
1. Duy trì chế độ ăn đúng giờ
Vào dịp Tết, phụ huynh nên cố gắng duy trì những bữa ăn chính của trẻ sao cho không có thay đổi nhiều về giờ giấc so với ngày bình thường. Ví dụ: khi trẻ vừa thức dậy thì cha mẹ nên cho trẻ ăn bữa sáng đủ no. Nếu trẻ đòi ăn thêm bánh kẹo, mứt… thì bạn hãy dùng kẹo, mứt đó làm phần thưởng cho trẻ sau khi trẻ ăn hết suất hoặc có thể ăn sáng ít đi một chút và cho ăn bánh kẹo ngay sau khi ăn sáng.
2. Cân bằng các nhóm chất
Việc cho trẻ ăn uống không cân đối các nhóm chất dinh dưỡng cũng gây ra cá vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, khó tiêu, táo bón… Trong khi đó, các ăn dịp Tết thường sử dụng nhiều dầu, giàu đạm và chất béo hơn thực đơn bình thường. Ăn quá nhiều đạm, ít rau sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa (táo bón) cũng như hệ thần kinh non nớt của trể.
Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị giò, thịt, bánh… các bà mẹ cũng cần tích trữ rau và trái cây tươi trong nhà để bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ trong những ngày Tết.
3. Kiểm soát tốt khẩu phẩn ăn của trẻ
Cha mẹ nên loại bỏ thói quen cho trẻ ăn vặt suốt ngày trong dịp Tết bằng cách quản lý thực phẩm cẩn thận (cất vào trong tủ kín, không để quá nhiều trong tủ lạnh) và hướng dẫn trẻ ăn tập trung thành bữa chính hoặc bữa phụ. Chú ý không cho trẻ ăn bánh kẹo uống nước ngọt có gas trong vòng 2 giờ trước bữa ăn chính.
4.Điều chỉnh thực đơn thật hợp lý
Tết là dịp có nhiều loại thực phẩm khác nhau trong nhà, vì vậy, phụ huynh có thể cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau trong bữa ăn chính. Ví dụ thay vì bạn cố ép bé ăn hết một chén cơm, bạn có thể cho bé ăn nửa chén cơm rồi ăn thêm một miếng bánh chưng nhỏ hay một ít xôi gà, ly chè đậu… Cách này vừa kích thích trẻ ăn ngon miệng vừa giúp tránh tình trạng biếng ăn khi bé bị ép ăn mãi một món, đồng thời, giúp mẹ không phải tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị nhiều món cho trẻ trong những ngày Tết bận rộn.
Đối với các bữa ăn phụ của trẻ, cha mẹ cũng có thể thay đổi thoải mái hơn một chút với những món ăn có sẵn tại nhà mà trẻ thích. Tuy nhiên, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ chọn lựa một món hay nhiều món phối hợp sao cho đủ dinh dưỡng cần thiết.
5. Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn
Phụ huynh cũng nên hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nấu đi nấu lại nhiều lần trong các bữa ăn ngày Tết cho con. Các loại thực phẩm trên đều có hại cho đường ruột của trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Dù Tết là thời điểm bận rộn nhưng các mẹ nên chịu khó chế biến các món ăn mới cho trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét