Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Biện pháp xử lý mút ngón tay ở trẻ

Mút tay là một hiện tượng bình thường của trẻ nhỏ. Nhưng mút tay cũng gây ra không ít rắc rối trong việc chăm sóc bé, bên cạnh đó mút tay còn có thể làm vi khuẩn lây lan vào đường miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé..

Bạn có thể không quan tâm nếu trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ thói quen mút tay.
Nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:
– Trẻ ngậm luôn cả tóc, đặc biệt trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi.
– Tiếp tục bú tay với cường độ mạnh sau 4 – 5 tuổi.
– Có vấn đề về răng miệng và phát âm do mút tay gây ra.
Ảnh: Sưu tầm Internet
Mút tay là hiện tượng bình thường của trẻ nhỏ
Thường việc điều trị nên thực hiện ở nhà với sự quan tâm của bố mẹ. Cần hạn chế thời gian và không gian nơi trẻ có thể mút tay.

La mắng hay trừng phạt trẻ đều không giúp ích được gì cho việc bỏ thói quen mút tay, bởi vì trẻ thường không biết là nó đang ngậm tay. Hơn nữa, càng ngăn cấm thì càng làm cho ước muốn làm chuyện đó tăng lên thêm.
Lời khuyên nhủ và phần thưởng cho trẻ đôi khi có hiệu quả. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những tác hại của mút tay (dơ, vi trùng vào bụng, hư răng, xấu xí, nói ngọng…).
Đeo găng tay, băng dính vào ngón tay, băng vải không phải là phạt mà chỉ là nhắc nhở cho trẻ nhớ không mút tay. Cũng có thể sử dụng một ít chất bôi không độc hại như dầu xanh…
Nếu ngón tay trẻ bị đỏ và nhăn nheo, trầy trụa, có thể bôi lên đó một ít dầu hay kem giữ ẩm trong khi trẻ ngủ.
Cho bé chơi đồ chơi để quên dần thói quen mú tay
Đôi khi trẻ tự bỏ thói quen này khi tìm ra một cách khác để giữ bình tĩnh hoặc tìm sự thoải mái khác. Ví dụ như khi trẻ nhỏ đói thì bú tay, khi lớn lên bị đói thì sẽ vào mở tủ lạnh chẳng hạn.
Vì vậy cần quan sát xem trẻ mút tay khi nào và ở đâu, tìm cách giúp trẻ tìm sự thoải mái với một trái banh nhựa nhỏ cầm tay, nghỉ giữa giờ khi mệt mỏi hoặc có bữa ăn phụ, hướng sự chú ý của trẻ đến một chuyện khác…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét