Trẻ sẽ không thể lười ăn trong một, hai ngày ăn ít. Nhưng nếu tình trạng không hứng thú với bữa ăn kéo dài sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái biếng ăn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trẻ suy giảm sức đề kháng và hay ốm vặt
Cơ thể trẻ biếng ăn rất dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng táo bón, vì vậy trẻ thường bị suy giảm sức đề kháng đối với những thay đổi đột ngột của môi trường cũng như thời tiết. Trẻ dễ ốm và thường xuyên ốm vặt như cúm, sốt.
Đặc biệt, dù cho trẻ lười ăn do hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe hay tình trạng lười ăn khiến hệ tiêu hóa của trẻ ít hoạt động đều dẫn tới tình trạng rối loạn hệ vi sinh vật trong đường ruột. Vi khuẩn có lợi giảm đi trong khi hại khuẩn bùng phát, khiến hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Trẻ không được bảo vệ trước các nguy cơ xâm nhập của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
Bé chậm lớn, còi xương
Trong những năm đầu đời, việc ăn uống của trẻ không chỉ cung cấp năng lượng giúp trẻ tồn tại mà còn giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển và hoàn thiện. Biếng ăn trong thời gian dài khiến trẻ thiếu chất dinh dưỡng để tăng trưởng cân nặng và chiều cao.
Theo nghiên cứu, trẻ biếng ăn có nguy cơ còi xương và suy dinh dưỡng cao hơn trẻ bình thường. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, hơn 50% trẻ em Việt Nam bị thiếu vi chất, hiện nay còn khoảng 1/3 trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Biếng ăn cản trở sự phát triển của trẻ
Trẻ lười ăn có nguy cơ kém thông minh hơn những trẻ ăn uống tốt. Nguyên nhân là vì trong quá trình hoàn thiện sự phát triển, não bộ không được cung cấp đầy đủ nguyên liệu là các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Chỉ số phát triển trí tuệ MDI (Mental Developmental Index) của trẻ biếng ăn chỉ đạt trung bình 96 điểm, thấp hơn 14 điểm so với mức 110 điểm của trẻ ăn uống bình thường. Như vậy biếng ăn làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và thiểu năng trí tuệ ở trẻ từ những năm đầu đời.
Đặc biệt tình trạng biếng ăn của trẻ nếu không được cải thiện triệt để thì nó sẽ lại gây ra biếng ăn. Như một vòng tròn luẩn quẩn: biếng ăn – ốm yếu – biếng ăn. Hệ tiêu hóa “lười” hoạt động, các cơ chế sản sinh enzyme và nuôi dưỡng hệ vi sinh trong ruột cũng giảm đi đáng kể. Vì vậy, khi trẻ mới biếng ăn ba mẹ cần tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng này kéo dài, dây dưa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét