Trong cuộc sống hẳn nhiều bà mẹ luôn thìm cách chăm sóc con tốt nhất để con thông minh tối đa. Vậy tại sao các mẹ không thử cho con học vẽ ngay bây giờ? Bài viết sau sẽ lý giải cho mẹ tại sao con học vẽ lại trở nên thông minh hơn nhé!
1. Rèn luyện trí nhớ cho trẻ
Trí nhớ tốt có ảnh hưởng quan trọng tới mọi hoạt động của trẻ sau này. Một lời khuyên là muốn con thông minh, cha mẹ hãy rèn luyện trí nhớ cho bé bằng cách học vẽ. Với độ tuổi trẻ lên 2, lên 3, chắc chắn các bức vẽ của con sẽ không tạo thành một hình khối rõ ràng, cụ thể nhưng thực chất những nét vẽ nguệch ngoạc đó được con vẽ lên trẻ nhìn thấy hằng ngày.
Khi người lớn chiêm ngưỡng tác phẩm của trẻ, đừng nhăn mặt chê bai mà hãy cười thật tươi khen ngợi con cho dù bạn không biết rõ bé đang vẽ cái gì. Cha mẹ hãy cùng con tưởng tượng, hãy thử đoán xem con đang cố gắng vẽ cái gì. Từ những hình thù chưa hiện rõ, cha mẹ hãy cẩn thận hướng dẫn con vẽ lại một cách chi tiết và đầy đủ hơn.
2. Giúp trẻ phát triển năng khiếu, thẩm mỹ
Với từng độ tuổi khác nhau, các bức vẽ của con sẽ tiến độ và mang phòng thái khác nhau. Khi mới đầu cầm bút vẽ, các bức vẽ của con có thể nguệch ngoạc, đơn giản hay dường như là khó hiểu, thì đến lúc lớn lên, khi trẻ đã biết tư duy một cách rõ ràng, trẻ sẽ có khả năng biến những nét ngạch đơn giản thành kiệt tác.
Bố mẹ có thể nhận thấy năng khiếu, óc thẩm mỹ của con thông qua cách con phối màu. Tuy cách thức không được thống nhất, phối màu không thật sự chuẩn xác nhưng qua đó lại thể hiệ được cá tính và năng khiếu của con.
Trẻ em nói chung đều thích vẽ tranh mặc dù đó là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác còn vụng về nhưng trẻ vẫn muốn thể hiện tài năng của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh vẽ. Bồi dưỡng năng lực hội họa cho trẻ cần được bắt đầu khi trẻ còn nhỏ tuổi. Người lớn cần hướng dẫn trẻ vẽ một cách phù hợp, đúng với lứa tuổi kết hợp với rèn kỹ năng cơ bản để khai thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như năng lực bên trong của trẻ.
3. Nâng cao khả năng quan sát
Đối với trẻ, thế giới xung quanh thật mới mẻ và lý thú, trẻ luôn muốn thông qua mọi phương tiện để biểu đạt những cảm xúc của mình. Trong điều kiện khả năng ngôn ngữ phát triển chưa hoàn thiện thì hội họa là phương tiện để biểu đạt hiệu quả nhất, lý thú nhất, đặc biệt là với trẻ ở gần tuổi đi học lớp một.
rong cuộc sống hàng ngày, trẻ đã tiếp thu một lượng tri thức đáng kể về thế giới xung quanh do trẻ trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy hoặc do người lớn kể lại qua các câu chuyện, phim ảnh. Từ những gì được quan sát thấy, trẻ sẽ “phác họa” lên những trang giấy. Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật.
Có thể người lớn sẽ không nhận thấy, mọi nét vẽ của trẻ đều thể hiện sự mới mẻ và ngây thơ. Nhưng thực chất, nó lại kết tinh của những điều được quan sát hằng ngày, trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Việc này giúp nâng cao khả năng quan sát, phát triển trí thông minh cho trẻ một cách thuận tiện.
Từ đó thế giới biểu tượng của trẻ cũng phong phú dần lên và làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức, muốn khám phá những điều mới lạ. Xuất phát từ đó trẻ bắt đầu quan tâm đến các kiểu dáng, cách trang trí, thiết kế, bỗng kết hợp lại với nhau và được trẻ thể hiện qua tranh vẽ một cách trượng trưng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét