Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Những cách phòng táo bón ở phụ nữ mang thai

Phòng bệnh táo bón khi mang bầu
Theo thống kê, có khoảng ¼ phụ nữ mang thai phải đối mặt với chứng táo bón, kể cả nhũng phụ nữ chưa hề bị táo bón từ trước đó. Điều này tuy không nguy hại đến thai nhi nhưng luôn gây cho bạn cảm giác khó chịu.

 Nguyên nhân:
Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể bạn bị mất nước,cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm bạn bị táo bón.
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn về sự thay đổi của hormon. Điều này có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến ruột.
Rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai, đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt, điều này là một trong số những nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở trong thời kỳ bầu bì.
Thêm vào đó, việc thay đổi vị giác trong thời kỳ mang thai sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cũng gây nên ảnh hưởng đối với thai phụ.
Sự phát triển của thai nhi sẽ khiến cho phụ nữ mang thai phải chịu đựng cảm giác bị chèn ép.
Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.
7 gợi ý để bạn ngăn chặn tao bon o tre so sinh trước khi nó kịp xuất hiện:
1. Các món có vị chua
Như sữa chua, nước hoa quả có vị chua tự nhiên như nước bưởi, nước cam… hay các loại canh chua cũng rất có ích trong việc đẩy lùi chứng táo bón.
2. Kiên trì và đều đặn đi toilet
Mỗi ngày, bạn nên kiên nhẫn tạo cho mình thói quen ngồi toilet vào một giờ cố định (nên chọn thời điểm buổi sáng).
Có thể lúc đó bạn không “buồn” nhưng nên ngồi thư giãn tinh thần và tập trung vào “chuyện bạn muốn thải độc ra ngoài”, trong vòng 30 phút.
Bạn không nên cố “rặn” vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến thai. trẻ bị táo bón
3. Giảm liều lượng canxi
Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón.
Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép.
Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý bổ sung canxi.
4. Giảm liều lượng sắt
Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón cho thai phụ.
Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định. chữa táo bón cho trẻ
Bạn nên uống giãn cách từng lượng nhỏ sắt một, thay vì uống một số lượng lớn tại cũng một thời điểm.
5. Thực đơn nhiều chất xơ
Trong thời gian mang thai, bạn cần 25-30g chất xơ mỗi ngày, có trong rau xanh, hoa quả, bánh mỳ…
* Một số loại thực phẩm giàu chất xơ, có lợi cho đường ruột là:
- Thực phẩm giàu vitamin: các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt… Nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang là loại quả được biết đến với tác dụng phòng táo bón hữu hiệu.
- Thức ăn nhiều chất bã: hoa quả tươi, nấm, rong biển…
6. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất xơ.
Bạn nên tiêu thụ khoảng 10 cốc nước lọc mỗi ngày. Bạn nên loại bỏ những đồ uống không có lợi như trà đặc, cafe.
Những món chè đậu đen, đậu xanh có tác dụng mát lại chứa nhiều nước, cũng thích hợp để chống táo bón trong mùa hè. Nước rau má, rau diếp cá cũng có tác dụng chống nóng trong, phòng táo bón.
Lưu ý: Một số quan niệm cho rằng, do nước rau má có vị mát nên uống nhiều có thể gây hỏng thai. Các bác sĩ cho biết, thông tin uống nước rau má (hoặc nước dừa) sẽ sảy thai là thiếu cơ sở khoa học. Tất nhiên, bạn không nên lạm dụng bất kỳ một loại thức ăn nào mà nên sử dụng chúng với tần suất hợp lý.
7. Tập thể dục đều đặn
Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy bạn bị táo bón nhiều hơn.
Bạn cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc nhấc (mang, vác) những đồ vật nặng.
Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ hoặc bơi lội để kích thích sự hoạt động của đường ruột.
Nếu không thể tập luyện hàng ngày, bạn nên duy trì chế độ tập khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút.
Theo Hong linh cot

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét